In toàn bộ Chương 1 từ đây.
Xin lưu ý:Tài liệu này chỉ hiện hành cho đến ngày nó được in.
In trên: 01/16/2025
Vui lòng luôn tham khảo phiên bản trực tuyến để có thông tin cập nhật mới nhất.
Tài liệu này chỉ hiện hành cho đến ngày nó được in.
In trên: 01/16/2025
Vui lòng luôn tham khảo phiên bản trực tuyến để có thông tin cập nhật mới nhất.
Bạn có thể tìm thấy phiên bản trực tuyến tại:
https://serr.disabilityrightsca.org/vi
Chương 1: Thông Tin về Các Quyền Cơ Bản
(1.1) Tôi nghe nhiều về luật liên bang và tiểu bang, cũng như các quy định của liên bang và tiểu bang. Sự khác biệt giữa chúng là gì?
Năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ lần thứ 94 đã thông qua Đạo Luật Giáo Dục cho Tất Cả Trẻ Em Khuyết Tật (Luật Công 94-142), ngày nay được gọi là Đạo Luật Giáo Dục Người Khuyết Tật (Disabilities Education Act, IDEA). [20 U.S.C. Secs. 1400 and following.] California cũng đã thông qua luật riêng của mình, thường áp dụng song hành với IDEA và tạo cơ sở cho việc cung cấp dịch vụ tại tiểu bang này. [California Education Code (Cal. Ed. Code) Secs. 56000 and following.]
Luật liên bang và tiểu bang có hầu hết các quy định về việc cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, đôi khi luật pháp không rõ ràng hoặc bỏ sót một vấn đề gì đó. Khi điều này xảy ra, cả Sở Giáo Dục liên bang và Sở Giáo Dục Tiểu Bang California (California State Department of Education, CDE) đã tạo ra các quy định theo thẩm quyền của IDEA hoặc luật tiểu bang. Các quy định của liên bang nằm trong Tiêu Đề 34 của Bộ Luật Các Quy Định Liên Bang, Phần 300 (34 C.F.R. Mục 300) và các quy định tiểu bang nằm trong Tiêu Đề 5, Bộ Luật Các Quy Định California, Mục 3000 và các phần sau (5 C.C.R. Mục 3000 và các phần sau.)
Luật pháp và các quy định của liên bang tạo ra khung rộng lớn trong đó California phải hoạt động như một bên nhận quỹ liên bang theo IDEA. Vì California đã ban hành các đạo luật và quy định riêng, mà thường sẽ được tuân theo trong việc cung cấp giáo dục đặc biệt tại tiểu bang. Tuy nhiên, vì Điều Khoản Tối Thượng của Hiến Pháp Hoa Kỳ, luật pháp và quy định liên bang phải được tuân theo bất cứ khi nào có xung đột giữa luật pháp tiểu bang và liên bang, trừ khi luật pháp tiểu bang cấp thêm quyền cho cá nhân. [Students of the California School for the Blind v. Honig (9th Cir. 1984) 736 F.2d 538.]
(1.2) Định nghĩa về chương trình giáo dục đặc biệt là gì?
Chương trình giáo dục đặc biệt nghĩa là chương trình giảng dạy được thiết kế đặc biệt, miễn phí cho phụ huynh, để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ khuyết tật. Chương trình giảng dạy này có thể bao gồm giảng dạy ở lớp học, dạy tại nhà, dạy trong bệnh viện và các tổ chức, dạy trong các môi trường khác và dạy giáo dục thể chất. Giáo dục đặc biệt cũng bao gồm các dịch vụ bệnh học lời nói-ngôn ngữ hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác nếu dịch vụ được coi là giáo dục đặc biệt theo tiêu chuẩn của tiểu bang, đào tạo về đi lại và giáo dục nghề nghiệp. Luật của California bổ sung vào định nghĩa chương trình giáo dục đặc biệt của liên bang bằng cách yêu cầu cung cấp chương trình giáo dục đặc biệt cho những học sinh khuyết tật có các nhu cầu về giáo dục không thể được đáp ứng bằng việc sửa đổi chương trình giảng dạy thông thường. [20 U.S.C. Sec. 1401(29); 34 C.F.R. Sec. 300.39; Cal. Ed. Code Sec. 56031.]
Các quy định của liên bang xác định cụ thể một số thuật ngữ quan trọng được bao hàm trong định nghĩa này:
Miễn phí có nghĩa là “tất cả các hướng dẫn thiết kế đặc biệt được cung cấp miễn phí, nhưng không loại trừ các khoản phí phát sinh mà thường được áp dụng cho tất cả học sinh bất kể tình trạng khuyết tật hoặc phụ huynh của trẻ như là một phần của chương trình giáo dục thông thường”. [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(1).]
Giáo dục thể chất có nghĩa là “sự phát triển về thể dục thể thao và vận động; kỹ năng và mô hình vận động cơ bản; và các kỹ năng về thể thao dưới nước, khiêu vũ và các trò chơi và môn thể thao cá nhân và nhóm (bao gồm cả các môn thể thao nội bộ và thể thao trọn đời)”. Thuật ngữ này cũng “bao gồm giáo dục thể chất đặc biệt, giáo dục thể chất được điều chỉnh, giáo dục vận động và phát triển vận động”. [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(2).]
Hướng dẫn được thiết kế đặc biệt có nghĩa là “thích ứng, phù hợp với nhu cầu của trẻ đủ điều kiện…về nội dung, phương pháp hay cách truyền tải hướng dẫn để giải quyết các nhu cầu đặc biệt của trẻ do bị khuyết tật và để đảm bảo trẻ được tiếp cận chương trình giảng dạy chung, để trẻ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo dục trong phạm vi quyền hạn của cơ quan công áp dụng cho tất cả trẻ em." [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(3).]
Đào tạo về đi lại có nghĩa là “cung cấp hướng dẫn, nếu phù hợp, cho trẻ em bị khuyết tật nhận thức đáng kể và bất kỳ trẻ khuyết tật nào khác cần có hướng dẫn này, để cho phép trẻ phát triển nhận thức về môi trường mà mình sống và học các kỹ năng cần thiết để di chuyển hiệu quả và an toàn từ nơi này đến nơi khác trong môi trường đó (ví dụ: ở trường, ở nhà, tại nơi làm việc và trong cộng đồng)”. [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(4).]
Đào tạo nghề nghiệp có nghĩa là “các chương trình giáo dục có tổ chức liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho các cá nhân làm việc được trả lương hoặc không được trả lương, hoặc để chuẩn bị thêm cho một nghề nghiệp không cần bằng tú tài hoặc bằng cấp cao”. [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(5).]
(1.3) Làm thế nào tôi có thể đề nghị học khu đánh giá hoặc thẩm định con mình?
Học khu có nghĩa vụ “xác định, bố trí và đánh giá” tất cả trẻ em khuyết tật có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, bao gồm những trẻ đang theo học tại các trường tư thục hoặc trẻ vô gia cư hoặc dưới sự giám sát của tòa án. [34 C.F.R. Sec. 300.111; Cal. Ed. Code Secs. 56300 & 56301.) Quy trình này được gọi là “Tìm Kiếm Trẻ”.
Quý vị cũng có thể gửi thư giới thiệu thẩm định bất kỳ lúc nào. Thư giới thiệu được định nghĩa là bất kỳ văn bản yêu cầu thẩm định nào được thực hiện bởi phụ huynh, người giám hộ, giáo viên hoặc nhà cung cấp dịch vụ khác. Vì vậy, hãy gửi yêu cầu thẩm định bằng văn bản có ghi ngày tháng cho học khu (ví dụ: Giám Đốc Giáo Dục Đặc Biệt, Hiệu Trưởng, cố vấn chương trình giáo dục đặc biệt, v.v.) để chính thức giới thiệu con quý vị nhằm yêu cầu thẩm định và lập hồ sơ khung thời gian. Sau khi học khu nhận được yêu cầu thẩm định bằng văn bản của quý vị, quá trình thẩm định phải bắt đầu. Tất cả các thư giới thiệu bằng văn bản sẽ bắt đầu quá trình thẩm định.
Quý vị cũng có thể liên hệ với người quản lý trường học địa phương (ví dụ: Hiệu Trưởng hoặc cố vấn chương trình giáo dục đặc biệt, v.v.). Phác thảo các lĩnh vực quý vị lo ngại về tình trạng khuyết tật nghi ngờ của trẻ và yêu cầu “đánh giá" hoặc “thẩm định”. Nếu yêu cầu của quý vị được thực hiện bằng lời, nhân viên học khu phải giúp quý vị đưa ra yêu cầu bằng văn bản và phải hỗ trợ quý vị nếu quý vị yêu cầu hỗ trợ. Nếu quý vị gặp nhân viên nhà trường, hãy đưa cho họ giấy giới thiệu bằng văn bản tại cuộc họp. [Cal. Ed. Code Secs. 56029, 56301, 56302 & 56321(a); 5 C.C.R. Sec. 3021.] Xem Thư Mẫu – Yêu Cầu Thẩm Định, Phần Phụ Lục – Phụ Lục A.
(1.4) Mất bao lâu để học khu hoàn thành thẩm định cho con tôi?
Theo luật tiểu bang, học khu phải cung cấp cho quý vị kế hoạch thẩm định trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thư giới thiệu bằng văn bản của quý vị về các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Nếu thư giới thiệu thẩm định được thực hiện trong vòng 10 ngày trở xuống trước khi kết thúc năm học thông thường, học khu phải lập kế hoạch thẩm định trong vòng 10 ngày sau khi bắt đầu năm học tiếp theo. [Cal. Ed. Code Sec. 56321(a).]
Quý vị có ít nhất 15 ngày để trả lời hoặc chấp thuận kế hoạch thẩm định. [Cal. Ed. Code Sec. 56321(4).] Khi học khu đã nhận được kế hoạch thẩm định đã ký, học khu có 60 ngày (không tính ngày nghỉ của trường vượt quá năm ngày hoặc những ngày trường học không hoạt động) để hoàn thành thẩm định và phát triển Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP), giả định rằng học khu nhận thấy trẻ đó hội đủ điều kiện. [Cal. Ed. Code Sec. 56344(a).] Khi trẻ được xác định là hội đủ điều kiện, học khu không thể đưa ra quyết định về khả năng không hội đủ điều kiện cho các dịch vụ giáo dục đặc biệt mà không cần đánh giá. [20 U.S.C. Sec. 1414(c)(5); 34 C.F.R. Sec. 300.305(e)(1).]
Nếu trẻ được giới thiệu vào chương trình giáo dục đặc biệt trong thời gian 30 ngày trở xuống trước khi kết thúc năm học, học khu phải tổ chức một cuộc họp để phát triển IEP trong vòng 30 ngày sau khi bắt đầu năm học mới. [Cal. Ed. Code Sec. 56344(a).]
(1.5) Học khu có thể thực hiện thẩm định khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của tôi không?
Không. Học khu không được thực hiện quy trình thẩm định ban đầu khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của quý vị, trừ khi học khu yêu cầu và thắng kiện trong phiên điều trần theo thủ tục pháp lý nhằm cưỡng chế việc thẩm định. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không đáp ứng yêu cầu của học khu trong việc tái thẩm định học sinh đã tham gia chương trình giáo dục đặc biệt, học khu có thể thẩm định mà không cần sự chấp thuận của phụ huynh. Học khu phải chứng minh rằng họ đã nỗ lực hết sức để có được sự chấp thuận từ phụ huynh nhưng phụ huynh không đáp ứng. [34 C.F.R. Sec. 300.300(c)(2); Cal. Ed. Code Secs. 56321(c)(2) & 56506(e).] Học khu không cần sự chấp thuận của phụ huynh để xem xét các hồ sơ hiện có trong phạm vi quy trình tái thẩm định.
Nếu nhận được văn bản yêu cầu thẩm định từ học khu, quý vị không nên bỏ qua yêu cầu này. Quý vị cần phản hồi lại cho học khu ngay cả khi để thông báo rằng quý vị chỉ đang xem xét yêu cầu của họ.
(1.6) Quá trình thẩm định cần bao gồm những lĩnh vực nào?
Học sinh cần được thẩm định ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến tình trạng khuyết tật nghi ngờ bao gồm, nếu phù hợp, sức khỏe và sự phát triển, thị lực (bao gồm thị lực kém), thính giác, khả năng vận động, chức năng ngôn ngữ, khả năng chung, năng lực học thuật, kỹ năng tự trợ giúp, các kỹ năng định hướng và vận động, khả năng và đam mê nghề nghiệp và học nghề, trạng thái xã hội và cảm xúc. Nếu phù hợp, học khu cần thu thập lịch sử phát triển. [34 C.F.R. Sec. 300.304(c)(4); Cal. Ed. Code Sec. 56320(f).]
(1.7) Các tiêu chuẩn cho các bài kiểm tra và công cụ thẩm định là gì?
Học khu phải chọn cũng như thực hiện bài kiểm tra và tài liệu đánh giá khác sao cho không xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc, văn hóa hoặc giới tính và phải thực hiện bằng ngôn ngữ chính hoặc phương thức giao tiếp khác của học sinh. Học khu cũng cần xác nhận bài kiểm tra cho mục đích sử dụng cụ thể. Ngoài ra, bài kiểm tra phải thẩm định được các lĩnh vực nhu cầu giáo dục cụ thể và không chỉ đơn thuần cho ra một chỉ số thông minh tổng quát. Học khu không được lấy thủ tục riêng lẻ nào làm tiêu chí duy nhất để xác định chương trình giáo dục phù hợp cho học sinh. Cuối cùng, đối với một học sinh bị suy giảm các kĩ năng cảm nhận, thao tác hoặc kỹ năng nói, bài kiểm tra phải đảm bảo rằng kết quả phản ánh chính xác mức độ năng lực hoặc thành tích của học sinh, chứ không phải các kỹ năng bị suy giảm của học sinh, trừ khi các kỹ năng đó cần được đánh giá bằng bài kiểm tra. [20 U.S.C. Sec. 1414(b); 34 C.F.R. Sec. 300.304; Cal. Ed. Code Sec. 56320.]
(1.8) Việc thẩm định có cần phải được cung cấp bằng ngôn ngữ chính của con tôi hay không?
Có. Đây là yêu cầu của cả luật liên bang và tiểu bang, ngoại trừ trường hợp yêu cầu không khả thi và được nêu như vậy trong kế hoạch thẩm định. Nếu nhân viên thẩm định không biết song ngữ, học khu cần cung cấp thông dịch viên. Ngoài ra, luật tiểu bang yêu cầu tài liệu kiểm tra và thẩm định mà học khu lựa chọn không được mang tính chất phân biệt chủng tộc, văn hóa và giới tính. [20 U.S.C. Sec. 1414(b); 34 C.F.R. Sec. 300.304(c)(1)(i); Cal. Ed. Code Secs. 56320(a) & (b).]
(1.9) Tôi có quyền kiểm tra và/hoặc nhận các bản sao hồ sơ giáo dục của con tôi hay không?
Các quy định của liên bang đòi hỏi các học khu tuân thủ yêu cầu của phụ huynh về việc kiểm tra và xem xét hồ sơ giáo dục, không được chậm trễ mà không có lý do và trong mọi trường hợp không được quá 45 ngày sau khi phụ huynh yêu cầu. [34 C.F.R. Sec. 300.613.] Tuy nhiên, theo luật pháp tiểu bang, phụ huynh có quyền kiểm tra và nhận bản sao của tất cả các hồ sơ trường học trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày đưa ra yêu cầu bằng lời hoặc bằng văn bản. Học khu có thể tính phí, nhưng không được vượt quá chi phí thực tế của việc sao chép hồ sơ. Nếu khoản phí này ngăn cản phụ huynh trong việc nhận các bản sao, các bản sao sẽ được cung cấp miễn phí. [34 C.F.R. Sec. 300.617; Cal. Ed. Code Sec. 56504.]
(1.10) Nếu tôi không đồng ý với đánh giá của học khu, liệu tôi có thể yêu cầu học khu thanh toán cho đánh giá độc lập không?
Có. Nếu quý vị không đồng ý với thẩm định của học khu, quý vị phải đề nghị học khu (tốt nhất là bằng văn bản để ghi lại lịch biểu yêu cầu) thanh toán cho việc đánh giá giáo dục độc lập (independent educational evaluation, IEE) một cách cụ thể. Điều quan trọng là quý vị cần nêu yêu cầu của mình dưới hình thức không đồng ý với thẩm định cụ thể.
Khi học khu nhận được yêu cầu của quý vị về IEE, học khu chỉ có hai sự lựa chọn: Tài Trợ Cho IEE hoặc Nộp Đơn Yêu Cầu Thủ Tục Pháp Lý. Nếu quý vị yêu cầu IEE, học khu có thể hỏi quý vị về lý do tại sao quý vị không đồng ý với đánh giá của học khu. Học khu không được bắt quý vị phải đưa ra lời giải thích.
Theo các quy định của liên bang, học khu phải trả lời yêu cầu của quý vị về IEE “mà không có sự trì hoãn không cần thiết nào”. Học khu không được “trì hoãn một cách vô lý” trong việc cung cấp IEE hoặc nộp đơn yêu cầu thủ tục pháp lý. Nếu học khu thực hiện một trong hai điều trên, thì có nghĩa là học khu đã không tuân thủ luật. Quý vị có thể nộp đơn khiếu nại về sự tuân thủ để yêu cầu CDE xác định xem học khu có cần tài trợ cho IEE trong các trường hợp đó hay không. [34 C.F.R. 300.502(b); Cal. Ed. Code Sec. 56329 (b) & (c).]
(1.11) Tôi có thể cung cấp cho học khu đánh giá độc lập từ một người đánh giá đủ điều kiện không được học khu tuyển dụng không? Học khu có phải xem xét đánh giá độc lập không?
Có. Quý vị có thể luôn có được đánh giá giáo dục độc lập (IEE) bằng cách tự chịu chi phí và học khu cần cân nhắc các kết quả đánh giá độc lập trong bất kỳ quyết định nào về việc cung cấp giáo dục công phù hợp miễn phí cho con quý vị. Các kết quả cũng có thể được đưa ra làm bằng chứng tại phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. [34 C.F.R. Sec. 300.502(c); Cal. Ed. Code Sec. 56329(c).]
(1.12) Tần suất các đánh giá phải được thực hiện cho học sinh khuyết tật như thế nào?
Học khu phải thực hiện đánh giá ban đầu trước khi xem xét cho học sinh tham gia chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan. Trừ khi phụ huynh và học khu có thỏa thuận khác, việc đánh giá lại phải được thực hiện ít nhất ba năm một lần đối với học sinh giáo dục đặc biệt, nhưng không quá một lần mỗi năm. Việc đánh giá lại phải được thực hiện khi Học Khu tin rằng việc đánh giá lại này được đảm bảo và khi được yêu cầu bởi phụ huynh hoặc giáo viên của học sinh. [20 U.S.C. Sec. 1414(a)(2); 34 C.F.R. Sec. 300.303.]
(1.13) Quy trình thẩm định cho mục 504 là gì? Quy trình nàycó giống như quy trình thẩm định giáo dục đặc biệt không?
Không có quy trình thẩm định cụ thể nào được nêu trong Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi năm 1973. Tuy nhiên, các quy định của Mục 504 yêu cầu các học khu “thực hiện đánh giá về bất kỳ người nào, do [tình trạng khuyết tật], cần hoặc được cho là cần chương trình giáo dục đặc biệt hoặc các dịch vụ liên quan. . .” Học khu phải thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình cho các đánh giá trong mục 504. [34 C.F.R. Sec. 104.35.] Xem Chương 16, Mục 504 và Phân Biệt Đối Xử Dựa Trên Tình Trạng Khuyết Tật
(1.14) Ai hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo luật liên bang và tiểu bang?
Các quy định của liên bang và tiểu bang thiết lập nên các tiêu chí đủ điều kiện cho tất cả học sinh đang mong muốn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt. Để hội đủ điều kiện theo các tiêu chí đủ điều kiện, quy trình thẩm định phải chứng minh rằng tình trạng khuyết tật của học sinh cần giáo dục đặc biệt. Các lĩnh vực tình trạng khuyết tật hội đủ điều kiện theo các quy định về khả năng hội đủ điều kiện của liên bang và tiểu bang là:
(1) Khiếm thị bao gồm cả mù lòa;
(2) Khiếm thính bao gồm cả điếc;
(3) Điếc và Mù;
(4) Khiếm khuyết hình thể;
(5) Khiếm khuyết về Lời Nói hoặc Ngôn Ngữ;
(6) Các khiếm khuyết về sức khỏe khác (hạn chế về sức lực, sức sống, hoặc sự tỉnh táo do các vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính);
(7) Tự kỷ;
(8) Khuyết tật trí tuệ;
(9) Rối loạn cảm xúc (nghiêm trọng);
(10) Khuyết tật học tập cụ thể;
(11) Chấn thương sọ não; và
(12) Nhiều Loại Khuyết Tật.
[34 C.F.R. Sec. 300.8; 5 C.C.R. Sec. 3030.]
Học sinh không hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt và các dịch vụ nếu học sinh đó không đáp ứng được các tiêu chí đủ điều kiện và nhu cầu giáo dục của học sinh đó cơ bản là do:
(1) Không biết tiếng Anh;
(2) Khuyết tật thể chất tạm thời;
(3) Sự khó thích nghi với xã hội; hoặc
(4) Các yếu tố về môi trường, văn hóa hoặc kinh tế; hoặc
(5) Sự thiếu hụt hướng dẫn trong môn đọc hoặc môn toán.
[20 U.S.C. Secs. 1401 & 1411; 34 C.F.R. Secs. 300.8(c)(10)(ii); 300.306 & 300.311(a)(6); Cal. Ed. Code Sec. 56026(e).]
Trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, dưới hình thức dịch vụ can thiệp sớm, từ khi sinh ra. Từ sau ba tuổi và cho đến tuổi đi học, trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt mẫu giáo. Giả sử học sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông với bằng tốt nghiệp chính quy, học sinh có thể tiếp tục hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt quá tuổi 18. Học sinh trong độ tuổi từ 19 đến 21 có thể tiếp tục nhận giáo dục đặc biệt trong những điều kiện nhất định. [34 C.F.R. Sec. 300.102; Cal. Ed. Code Secs. 56026(c)(4) & 56026.1.] Xem Chương 3, Thông Tin về Tiêu Chí Đủ Điều Kiện.
(1.15) Các tiêu chí đủ điều kiện đối với trẻ từ ba đến năm tuổi là gì?
Tiêu chí hội đủ điều kiện cho trẻ mầm non được liên kết với tiêu chí cho trẻ đang tuổi đi học. Để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, trẻ phải có một trong những tình trạng khuyết tật sau: tự kỷ; điếc và mù; điếc; rối loạn cảm xúc; khiếm thính; khuyết tật trí tuệ; nhiều loại khuyết tật; khiếm khuyết hình thể; các khiếm khuyết về sức khỏe khác (có khả năng bao gồm rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tăng động giảm chú ý, hội chứng Tourette, chứng khó nuốt, hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn thần kinh hữu cơ khác, (xem Công Báo Liên Bang. Quyển 71, Số 156, Trang 46550); khuyết tật học tập cụ thể; khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ trong một hay nhiều phương diện bao gồm giọng nói, sự lưu loát, ngôn ngữ và cách phát âm; chấn thương sọ não; khiếm thị; hoặc khuyết tật y khoa rõ ràng (tình trạng y khoa hay hội chứng bẩm sinh khuyết tật được nhóm IEP xác nhận có nhiều khả năng báo hiệu sẽ cần đến giáo dục đặc biệt và dịch vụ). [34 C.F.R. Sec. 300.8; 5 C.C.R. Sec. 3030, Cal. Ed. Code Sec. 56441.11.]
Bên cạnh việc có một hoặc nhiều tình trạng hội đủ điều kiện, trẻ phải cần có hướng dẫn hoặc dịch vụ được thiết kế đặc biệt để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt đồng thời cũng phải có những nhu cầu mà không thể đáp ứng được dù đã sửa đổi môi trường thông thường tại nhà hay trường học, hoặc cả hai, nếu không có sự giám sát hay hỗ trợ liên tục theo xác định của nhóm IEP. [Cal. Ed. Code Secs. 56441.11(b)(2) & (3).]
Trẻ không hội đủ điều kiện tham gia giáo dục đặc biệt và dịch vụ nếu học sinh đó không đáp ứng được các tiêu chí đủ điều kiện và nhu cầu giáo dục của học sinh đó cơ bản là do: Không biết tiếng Anh; Khuyết tật thể chất tạm thời; Sự khó thích nghi với xã hội; hoặc Các yếu tố về môi trường, văn hóa hoặc kinh tế. [Cal. Ed. Code Sec. 56441,11(c).] Xem Chương 12, Thông Tin về Các Dịch Vụ Giáo Dục Mẫu Giáo.
(1.16) Nếu con của tôi không hội đủ điều kiện tham gia vào chương trình giáo dục đặc biệt, liệu có cách nào khác để có được một số dịch vụ đặc biệt nhằm giải quyết các vấn đề về giáo dục hay không?
Học sinh có thể gặp các vấn đề học tập có thể không được coi là hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt bởi vì học sinh đó không phù hợp với một trong số các tiêu chí đủ điều kiện nhận được giáo dục đặc biệt và/hoặc bởi vì các vấn đề học tập không đủ nghiêm trọng làm cho học sinh đó hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên, học sinh có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ đặc biệt và điều chỉnh của chương trình theo luật chống phân biệt đối xử của liên bang được xây dựng nhằm tạo bố trí hợp lý cho tình trạng của học sinh đó để đáp ứng nhu cầu của học sinh đó một cách đầy đủ như nhu cầu của học sinh không bị khuyết tật. Luật này thường được gọi là Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi năm 1973. [29 U.S.C. Sec. 794 (implementing regulations at 34 C.F.R. Secs. 104.1 and following).] Xem Chương 16, Thông Tin về Mục 504 và Phân Biệt Đối Xử Dựa Trên Tình Trạng Khuyết Tật.
Khả năng hội đủ điều kiện tại Mục 504 không dựa trên sự phân tích phân loại các tình trạng khuyết tật. Hơn nữa các quy định về biện pháp bảo vệ tại Mục 504 đều sẵn có đối với học sinh có thể được coi là “khuyết tật” về mặt chức năng. Những học sinh này phải:
(1) Bị khiếm khuyết thể chất hoặc tinh thần mà hạn chế đáng kể hoạt động chính trong cuộc sống (như học tập);
(2) Có tiền sử về khiếm khuyết đó; hoặc
(3) Bị coi là có khiếm khuyết đó. [Xem 34 C.F.R. Sec 104.3(j) để biết thêm định nghĩa.] Để biết thêm thông tin về Khả Năng Hội Đủ Điều Kiện, hãy tham khảo Chương 3 và 16.
(1.17) Vụ kiện Tòa Án Tối Cao Endrew F. là gì? Tại sao đây lại là quyết định giáo dục đặc biệt quan trọng?
Endrew F. đề cập đến quyết định của Tòa Án Tối Cao năm 2017 làm rõ tiêu chuẩn của giáo dục công miễn phí và phù hợp (FAPE) theo IDEA. Tên đầy đủ của vụ kiện này là Endrew F. v. Douglas County School District, 137 S. Ct. 988 (U.S. 2017).
Vụ kiện liên quan đến một trẻ mắc chứng tự kỷ, Endrew, được ghi danh vào trường công lập ở Colorado từ mẫu giáo đến lớp bốn. Mặc dù em đã có chương trình giáo dục cá nhân (IEP) mới mỗi năm nhưng các IEP hoàn toàn giống nhau về mục tiêu và dịch vụ. Endrew đã không tiến bộ về giáo dục hoặc chức năng.
Khi Học Khu phát triển IEP cho năm học lớp 5 của Endrew, một lần nữa, IEP được cung cấp dưới dạng FAPE, tương tự như các IEP trước đây của em. Lần này, phụ huynh của em đã từ chối lời đề nghị và đưa Endrew ra khỏi các trường công lập. Họ đã đưa em ấy vào trường dành cho trẻ tự kỷ. Em đã bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể trong cả thành tích giáo dục và kỹ năng thích nghi của mình.
Phụ huynh của Endrew đã tìm cách đòi bồi hoàn tài chính cho các chi phí của việc xếp lớp ở trường tư bằng cách nộp đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. Họ khẳng định rằng việc xếp lớp mới là cần thiết để Endrew nhận được FAPE.
Quyết định của phiên điều trần hành chính được xác định là chống lại phụ huynh, kết luận rằng đề nghị IEP của Học Khu là phù hợp. Phụ huynh đã kháng cáo lên tòa án khu vực liên bang nhưng tòa án đã ủng hộ quyết định của phiên điều trần. Tiếp theo, các phụ huynh đã kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 10. Kháng cáo đó cũng không thành công. Khu Vực 10 đã phán quyết rằng một IEP được coi là đầy đủ theo IDEA nếu IEP đó được tính toán để mang lại một số lợi ích giáo dục mà “chỉ đơn thuần là nhiều hơn mức tối thiểu”. Tòa án xác định rằng Endrew đã không bị từ chối FAPE vì IEP của em đã được thiết kế đủ để cho phép em đạt được một số tiến bộ, và điều đó là đủ theo tiêu chuẩn được thiết lập bởi U.S. Supreme Court in Board of Education of the Hendrick Hudson Central School District v. Rowley, 458 U.S.C. 176 (U.S. 1982). Rowley là vụ kiện đầu tiên mà Tòa Án Tối Cao phán quyết về vấn đề IDEA.
Phụ huynh của Endrew đã kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ. Trong một quyết định quan trọng, tòa án tối cao đã đồng ý với phụ huynh của Endrew. Tòa Án bác bỏ hoàn toàn tiêu chuẩn của Khu Vực 10, tuyên bố rằng chương trình giáo dục mang đến sự tiến bộ “chỉ đơn thuần là nhiều hơn mức tối thiểu” cho trẻ từ năm này sang năm khác thì “khó có thể được cho rằng là đã cung cấp một chương trình giáo dục”. Theo Tòa Án, tiêu chuẩn chính xác của FAPE là liệu học khu có đưa ra “một IEP được tính toán hợp lý để cho phép trẻ có tiến bộ phù hợp trong hoàn cảnh của trẻ” hay không. Tòa Án Tối Cao lưu ý rằng IDEA nhằm mục đích giáo dục học sinh ở tất cả các loại phổ khuyết tật và do đó, tiến bộ phù hợp phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của học sinh, chức năng hiện tại của trẻ, cũng như nhu cầu giáo dục cụ thể. Tuy nhiên, trẻ phải có cơ hội đạt được những mục tiêu mang tính thách thức và tham vọng thông qua IEP. [Xem Endrew F. 137 S. Ct. at 990.]
(1.18) Các phán quyết quan trọng trong Endrew F. là gì?
Phán quyết của Tòa Án Tối Cao trong vụ Endrew F. làm rõ phạm vi nghĩa vụ của học khu theo IDEA đối với trẻ khuyết tật. Các quy định chính của các quyết định như sau:
(1) IDEA yêu cầu giáo dục trẻ em có phổ khuyết tật rộng và những lợi ích mà trẻ em ở mỗi đầu phổ có thể thu được rất khác nhau và có sự khác biệt rất lớn đối với trẻ em ở mức trung gian;
(2) IDEA đảm bảo chương trình giáo dục thực chất đầy đủ cho tất cả trẻ em hội đủ điều kiện;
(3) Học khu đáp ứng các nghĩa vụ thực chất khi học khu cung cấp IEP được tính toán hợp lý để cho phép trẻ đạt được tiến bộ phù hợp với hoàn cảnh của trẻ;
(4) IDEA không đảm bảo kết quả cụ thể cho trẻ. Thay vào đó, mục đích là để hỗ trợ trẻ đạt được tiến bộ học tập và chức năng. Câu hỏi đặt ra là liệu IEP có hợp lý, nhưng không lý tưởng, hay không;
(5) Khi trẻ được hòa nhập hoàn toàn, IEP nên được tính toán theo quy chuẩn để cho phép trẻ tiến bộ thông qua chương trình giảng dạy chung, đạt được điểm đậu và lên lớp. Nhưng việc lên lớp không có nghĩa là trẻ đang nhận được FAPE;
(6) Khi sự tiến bộ ở cấp lớp không khả thi, IEP không thể cung cấp lợi ích chỉ đơn thuần là nhiều hơn mức tối thiểu cho trẻ. Thay vào đó, IEP phải đưa ra một chương trình mang tính tham vọng phù hợp trong hoàn cảnh trẻ và các mục tiêu trong IEP của trẻ phải cung cấp cho trẻ cơ hội để đạt được các mục tiêu thách thức.
(1.19) Các phán quyết trong Endrew F. ảnh hưởng đến việc học khu phát triển IEP của con tôi như thế nào?
Theo vụ Endrew F., học khu phải cung cấp FAPE được thiết kế để con quý vị có cơ hội đạt được tiến bộ giáo dục có ý nghĩa phù hợp trong hoàn cảnh cá nhân của trẻ. Học khu phải soạn thảo các mục tiêu học tập và/hoặc chức năng mang tính thách thức bất kể tình trạng khuyết tật của trẻ và thực hiện các dịch vụ cho phép học sinh đạt được các mục tiêu đó.
Học khu phải thực hiện các bước chắc chắn và được ghi lại nhằm đảm bảo rằng IEP được thiết kế để cho phép trẻ đạt được tiến bộ có ý nghĩa thông qua các mục tiêu hàng năm. Các mục tiêu được nêu trong IEP phải vừa có tham vọng vừa mang tính thách thức đối với trẻ và chỉ nên được xây dựng sau khi xem xét cẩn thận mức độ thành tích hiện tại, tình trạng khuyết tật và tiềm năng phát triển của trẻ. [Xem Endrew F. at 999.]
Trọng tâm của IEP phải luôn hướng đến từng trẻ và nhu cầu cụ thể của trẻ. Tiến bộ phù hợp là gì và cách mô tả điều này trong IEP có thể khác biệt đối với mỗi trẻ như thế nào. Nếu có sự lặp lại các mục tiêu trong các IEP liên tiếp hoặc thiếu sự tiến bộ có ý nghĩa đối với các mục tiêu, nhóm IEP nên nghiêm túc đặt câu hỏi về mức độ đầy đủ thực sự của IEP theo phán quyết trong vụ Endrew F.
Ngoài ra, khi phụ huynh nêu lên mối lo ngại về sự thiếu tiến bộ của con mình, học khu phải có thể đưa ra câu trả lời rõ ràng và hợp lý để giải thích các quyết định của họ về cách các mục tiêu của trẻ được nêu trong IEP sẽ giúp trẻ tiến bộ phù hợp trong hoàn cảnh của trẻ. Nếu Học Khu không thể đưa ra lời giải thích hợp lý, nhóm IEP phải kiểm tra lại IEP thông qua các thẩm định và quan sát mới, cũng như soạn thảo các mục tiêu và dịch vụ mới để cung cấp cho trẻ cơ hội đạt được các lợi ích giáo dục thực chất và có ý nghĩa. [Endrew F. at 999.]
(1.20) Chương trình giáo dục đặc biệt “phù hợp” là gì?
Quyết định quan trọng của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, Board of Education v. Rowley [458 U.S. 176 (1982)] tuyên bố rằng theo luật liên bang, chương trình và việc xếp lớp giáo dục “phù hợp” được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của học sinh nếu chương trình cung cấp các dịch vụ cho học sinh khuyết tật đủ để học sinh đó có được “lợi ích giáo dục” và được cung cấp phù hợp với IEP của học sinh. Ngoài ra, chương trình này phải được cung cấp ở phạm vi tối đa phù hợp trong môi trường ít hạn chế nhất. Chương trình này không cấp quyền cho học sinh nhận được chương trình giáo dục “tốt nhất” có thể hoặc chương trình giáo dục “tối đa hóa tiềm năng”. Vụ kiện Rowley được thông qua đặc biệt bởi các tòa án liên bang quản lý California trong một quyết định gọi là Gregory K. v. Longview Sch. District [811 F.2d 1307 (9th Cir. 1987)].
Tòa án không ngừng khám phá việc xác định “lợi ích giáo dục” là gì. Chắc chắn, kế hoạch giảng dạy và xếp lớp phải có khả năng dẫn đến sự tiến bộ giáo dục quan trọng và không phải là sự thụt lùi hay sự tiến bộ giáo dục thông thường. Ở California, lợi ích giáo dục được đo lường bằng việc liệu trẻ có tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu trung tâm của IEP hay không. [County of San Diego v. Cal. Special Ed. Hearing Office, 93 F.3d 1458 (9th Cir. 1996).] Ngoài ra, giáo dục phù hợp là chương trình giáo dục mà học sinh tham gia — và đạt được tiến bộ trong-— chương trình giảng dạy chung. [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(1)(A)(aa); 34 C.F.R. Sec. 300.320(a)(2)(A); Cal. Ed. Code Sec. 56345(a)(2)(A).]
(1.21) Chương trình giáo dục cá nhân (IEP) là gì và làm thế nào tôi có thể yêu cầu chương trình này cho con tôi?
IEP là một báo cáo bằng văn bản mô tả thành tích học tập hiện tại, mục tiêu học tập của con quý vị, việc xếp lớp trong trường và các dịch vụ. Để nhận IEP, trước tiên con quý vị phải được thẩm định. Bắt đầu từ ngày học khu nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của quý vị về việc thẩm định, (các) thẩm định phải được hoàn thành và khả năng hội đủ điều kiện sẽ được xác định tại cuộc họp IEP trong vòng 60 ngày theo lịch. Khi tính ngày, quý vị không tính những ngày rơi vào giữa các đợt học thông thường hoặc kỳ nghỉ của trường vượt quá năm ngày học. Nếu giấy giới thiệu ban đầu cho học sinh nhận giáo dục đặc biệt đã được thực hiện 30 ngày trở xuống trước khi kết thúc năm học bình thường, IEP sẽ được xây dựng trong vòng 30 ngày sau khi bắt đầu năm học tiếp theo. [34 C.F.R. Sec. 300.320; Cal. Ed. Code Sec. 56344 (a).]
(1.22) Tôi có quyền gì trong quy trình IEP?
Quý vị cần nhận thức được các quyền cơ bản này trong quy trình IEP, bao gồm các quyền:
(1) Nhận được thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm, và mục đích cuộc họp mặt và những người sẽ tham dự cuộc họp mặt đủ sớm để đảm bảo rằng quý vị có cơ hội tham dự. Học khu cũng phải lên lịch cuộc họp theo thời gian và địa điểm đã được hai bên thống nhất. [34 C.F.R. Secs. 300.322 (a) & (b).] Lưu ý rằng nếu học khu không thể thuyết phục quý vị tham dự một cuộc họp IEP được lên lịch phù hợp, học khu có thể tổ chức cuộc họp mà không có quý vị nếu họ đã lưu giữ hồ sơ về các nỗ lực của mình trong việc sắp xếp để thống nhất giữa hai bên về thời gian và địa điểm. Tuy nhiên, học khu cũng phải thực hiện các bước để đảm bảo sự tham gia của phụ huynh — chẳng hạn như thông qua các cuộc gọi hội nghị. [34 C.F.R. Sec. 300.322 (d).]
(2) Tham dự cuộc họp và có người khác đi kèm (gồm người đại diện có thể là luật sư hoặc người bênh vực). [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(1)(B)(vi); 34 C.F.R. Secs. 300.321(a)(6) & (c).] Bất cứ khi nào thích hợp, con quý vị cũng có thể tham dự và tham gia. [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(1)(B)(vii); 34 C.F.R. Sec. 300.321(a)(7).] Đối với IEP sẽ có hiệu lực khi con quý vị đủ 16 tuổi, bản thông báo về IEP cũng cho quý vị biết rằng các dịch vụ và mục tiêu chuyển tiếp sẽ được thảo luận và học khu sẽ mời con quý vị tham dự cuộc họp. [34 C.F.R. Sec. 300.322(b)(2).]
(3) Trình bày mối quan tâm của quý vị về việc nâng cao chất lượng giáo dục của con quý vị. [20 U.S.C. Sec. 1414 (d)(3)(A)(ii); 34 C.F.R. Sec. 300.324(a)(1)(ii).]
(4) Yêu cầu thông dịch viên bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu có mặt nếu cần thiết để quý vị tham gia cuộc họp này. [34 C.F.R. Sec. 300.322(e).]
(5) Nhận được bản sao IEP. [34 C.F.R. Sec. 300.322(f); 5 C.C.R. Sec. 3040(a).]
(6) Yêu cầu xem xét IEP hàng năm cùng với các quyền áp dụng trên. [20 U.S.C. Sec. 1414 (d)(4)(A); 34 C.F.R. Sec. 300.324(b).]
(7) Yêu cầu IEP thực hiện sớm nhất có thể sau khi phát triển IEP và có IEP hoàn chỉnh phù hợp vào đầu mỗi năm học. [34 C.F.R. Secs. 300.323(a) & (c)(2); 5 C.C.R. Sec. 3040(a).]
(1.23) Tần suất tổ chức cuộc họp IEP như thế nào?
Cuộc họp IEP phải được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, cuộc họp IEP phải được tổ chức khi học sinh nhận được thẩm định ban đầu, khi học sinh không đạt được sự tiến bộ như dự kiến, hoặc khi phụ huynh hoặc giáo viên yêu cầu tổ chức cuộc họp để phát triển, xem xét hoặc sửa đổi chương trình giáo dục cá nhân của học sinh. Cuộc họp IEP cũng có thể được tổ chức mỗi khi học sinh nhận được thẩm định chính thức mới. [Cal. Ed. Code Sec. 56343.] Quý vị nên yêu cầu một cuộc họp nhóm IEP sau mỗi thẩm định mới. Cả luật tiểu bang và liên bang đều không giới hạn số cuộc họp IEP mà quý vị có thể yêu cầu mỗi năm.
(1.24) Ai được yêu cầu tham dự cuộc họp nhóm IEP và các thành viên nên đóng góp gì cho cuộc họp?
Nhóm phải bao gồm những người sau đây:
(1) Cha/mẹ của trẻ hoặc cả hai, một người đại diện do cha/mẹ chọn, hoặc cả hai;
(2) Ít nhất một giáo viên phổ thông nếu trẻ đang, hoặc có thể đang, theo học phổ thông. Nếu trẻ có nhiều giáo viên giáo dục phổ thông, nhà trường có thể chọn một người tham dự;
(3) Ít nhất một giáo viên giáo dục đặc biệt hoặc nhà cung cấp dịch vụ;
(4) Một đại diện học khu: đủ điều kiện cung cấp hoặc giám sát việc cung cấp hướng dẫn chuyên biệt; hiểu biết về chương trình giảng dạy chung và hiểu biết về các tài nguyên của học khu. Một thành viên khác của học khu đã có trong nhóm IEP có thể giữ vai trò này;
(5) Người thực hiện các đánh giá về học sinh hoặc người hiểu biết về thủ tục được sử dụng và kết quả, và đủ điều kiện để giải thích các gợi ý chỉ dẫn của kết quả. Một thành viên khác trong nhóm IEP có thể giữ vai trò này;
(6) Người khác có chuyên môn hoặc hiểu biết cụ thể về học sinh, theo yêu cầu của cha/mẹ hoặc học khu. Việc xác định người được mời bổ sung có đủ hiểu biết hoặc chuyên môn hay không sẽ do bên mời người này đến cuộc họp thực hiện; và (7) Học sinh, nếu phù hợp.
[Cal. Ed. Code Sec. 56341.]
(1.25) Liệu tôi có thể dẫn theo người bênh vực hoặc luật sư tới cuộc họp IEP không?
Có. Tùy theo quyết định của mình, quý vị có thể dẫn tới cuộc họp những người có hiểu biết hoặc chuyên môn đặc biệt về con quý vị, bao gồm người bênh vực, bạn bè, người quản lý trường hợp tại trung tâm khu vực (điều phối viên dịch vụ), người đánh giá độc lập, nhà cung cấp dịch vụ độc lập hoặc luật sư. Cha/mẹ hoặc học khu mời cá nhân đó tới cuộc họp chịu trách nhiệm xác định người đó có hiểu biết hoặc chuyên môn đặc biệt không. [34 C.F.R. Secs. 300.321(a)(6) & (c); Cal. Ed. Code. Secs. 56341(b)(6) & 56341.1(f).]
(1.26) Nếu tôi cần thông dịch viên tại cuộc họp IEP, thì tôi có được cung cấp không?
Có. Nếu quý vị cần thông dịch viên ngôn ngữ hoặc Ngôn Ngữ Ký Hiệu Của Mỹ (American Sign Language, ASL) để tham dự cuộc họp IEP, thì quý vị sẽ được một thông dịch viên hỗ trợ mà không mất phí. [34 C.F.R. Sec. 300.322(e); Cal. Ed. Code Sec. 56341.5(i).] Quý vị có quyền nhận bản sao miễn phí của cuộc họp IEP bằng ngôn ngữ chính của quý vị. [5 C.C.R. Sec. 3040(a).] Tuy nhiên, cả luật pháp liên bang và tiểu bang đều không bao gồm mốc thời gian mô tả thời điểm học khu phải cung cấp bản IEP đã được dịch cho quý vị. Nếu học khu không cung cấp hoặc mất một khoảng thời gian không hợp lý để cung cấp bản IEP đã được dịch cho quý vị, quý vị có thể nộp đơn khiếu nại lên CDE, cáo buộc rằng con quý vị đã bị từ chối FAPE vì quý vị chưa được cung cấp bản IEP đã được dịch để ký. Quý vị cũng có thể giải quyết vấn đề này với nhóm IEP. Yêu cầu nhóm IEP đặt ra một ngày cụ thể mà quý vị phải nhận được bản IEP đã được dịch.
(1.27) Thông Báo Trước Bằng Văn Bản là gì?
Học khu phải cung cấp cho quý vị thông báo trước bằng văn bản trong “thời gian hợp lý trước khi” đề xuất hoặc từ chối thực hiện hoặc thay đổi việc xác định, đánh giá, xếp lớp hoặc cung cấp giáo dục công miễn phí, phù hợp (FAPE) cho con quý vị. Thuật ngữ “thời gian phù hợp” không được định nghĩa trong đạo luật. Thông báo phải nêu rõ dịch vụ hoặc việc xếp lớp được học khu đề xuất hoặc từ chối, giải thích về việc đề xuất hoặc từ chối, mô tả từng quy trình đánh giá, thẩm định, hồ sơ hoặc báo cáo được học khu sử dụng khi đưa ra quyết định. Thông báo cũng phải cho quý vị biết về quyền phản đối quyết định đó theo thủ tục pháp lý. [34 C.F.R. Sec. 300.503; Cal. Ed. Code Sec. 56500.4.]
(1.28) IEP phải giải quyết việc con tôi có thể tham gia chương trình giảng dạy chung bất kể tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của con và môi trường mà con được giáo dục phải không?
Yes. Even students with “severe” disabilities and those in more restrictive placements must have IEPs which address how they will be involved and progress in the general curriculum. IEPs, therefore, should not be limited to functional life skills and self-help activities, but must also include goals that enable every student to access and progress in the general curriculum. [34 C.F.R. Secs. 300.39(b)(3) & 300.320(a)(4).]
(1.29) Tôi có phải ký vào IEP tại cuộc họp IEP không?
Không. Quý vị có thể lấy bản sao IEP được đề xuất mang về nhà để đọc kỹ hơn và/hoặc để thảo luận với vợ/chồng mình, bạn đời, người đánh giá độc lập, nhà cung cấp dịch vụ độc lập hoặc người khác trước khi quyết định ký hay không. Quý vị có thể không được mang bản gốc về nhà. Con quý vị vẫn hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt và vẫn ở lớp học hiện tại trong khi quý vị quyết định có chấp thuận hay không.
Nếu quý vị không chấp thuận hoặc nộp đơn yêu cầu thủ tục pháp lý trong một khoảng thời gian hợp lý, học khu có thể nộp đơn yêu cầu thủ tục pháp lý.
(1.30) Bằng cách nào các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung có thể giúp con tôi trong lớp học thông thường?
Luật pháp và các quy định của liên bang nêu rõ rằng học sinh khuyết tật sẽ được giáo dục trong các lớp học giáo dục thông thường với các bạn “phát triển bình thường”. Học khu của quý vị phải đảm bảo không được đưa học sinh ra khỏi môi trường giáo dục thông thường trừ khi tính chất và tình trạng khuyết tật của trẻ nghiêm trọng đến mức việc giáo dục trong lớp học thông thường với các thiết bị hỗ trợ và dịch vụ bổ sung không đạt hiệu quả thỏa đáng. Các công cụ hỗ trợ và dịch vụ bổ sung có thể bao gồm từ các công cụ hỗ trợ giảng dạy như máy tính đến hỗ trợ nhân viên bổ sung (ví dụ: phụ tá chuyên gia một kèm một, máy ghi chú hoặc người kiểm tra). Các dịch vụ hỗ trợ này có thể được cung cấp trong lớp học thông thường, môi trường giáo dục thông thường hoặc tại các địa điểm liên quan đến giáo dục Bất kỳ công cụ hỗ trợ hay dịch vụ bổ sung nào được nhóm IEP đồng ý phải được đề cập trong IEP. [34 C.F.R. Secs. 300.42 & 300.114-300.120.]
(1.31) Làm thế nào con tôi có thể hội đủ tiêu chuẩn nhận được các dịch vụ “năm học kéo dài”?
Quy định của liên bang xác định các dịch vụ năm học kéo dài (extended school year, ESY) là “các dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan ... cung cấp cho trẻ khuyết tật ... vượt quá năm học bình thường ở trường công ... theo IEP của trẻ ...” Các dịch vụ này phải được cung cấp miễn phí cho phụ huynh và phải đáp ứng các tiêu chuẩn của tiểu bang. [34 C.F.R. Sec. 300.106(b).]
Theo luật tiểu bang, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng hội đủ điều kiện nhất định đối với các dịch vụ ESY. Để hội đủ điều kiện theo luật California, học sinh phải thể hiện:
(1) Tình trạng khuyết tật của mình “có thể tiếp tục trong khoảng thời gian không xác định hoặc thời gian kéo dài;
(2) Sự gián đoạn chương trình giáo dục của học sinh có thể dẫn đến tình trạng thụt lùi;
(3) Khả năng phục hồi có giới hạn; và
(4) Các yếu tố trên đều làm cho việc học sinh sẽ đạt được tính tự chủ và độc lập mà không cần các dịch vụ ESY trở nên “bất khả thi hoặc khó đạt được”.
Tuy nhiên, việc “thiếu bằng chứng rõ ràng” về các yếu tố trên có thể không được sử dụng để từ chối ESY của học sinh nếu nhóm IEP xác định sự cần thiết của một chương trình như vậy và điều này được viết vào IEP. [5 C.C.R. Sec. 3043.]
(1.32) Tôi có thể ghi âm cuộc họp IEP không?
Có. Phụ huynh có thể sử dụng máy ghi âm để ghi lại cuộc họp IEP, ngay cả khi không có sự cho phép của học khu, miễn là phụ huynh gửi thông báo về ý định này cho học khu trước 24 tiếng. Tương tự, học khu có thể ghi âm lại cuộc họp với một thông báo gửi cho phụ huynh trước 24 tiếng. Tuy nhiên, học khu không được ghi âm cuộc họp nếu phụ huynh phản đối. Nếu phụ huynh phản đối việc ghi âm của học khu, thì cả học khu và phụ huynh đều không được ghi âm tại cuộc họp. [Cal. Ed. Code Sec. 56341.1(g)(1).] Xem Chương 4, Thông Tin về Quy Trình IEP.
(1.33) Các dịch vụ liên quan là gì?
Các dịch vụ liên quan là bất kỳ dịch vụ nào cần thiết để giúp học sinh được hưởng lợi từ chương trình giáo dục đặc biệt của mình. “Hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt” thường được hiểu theo nghĩa là đạt được tiến bộ quan trọng trong việc đáp ứng các mục đích và mục tiêu của IEP.
Theo quy định của liên bang, các dịch vụ liên quan bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Dịch vụ đưa đón và các dịch vụ phát triển, khắc phục và các dịch vụ hỗ trợ khác cần thiết nhằm giúp trẻ khuyết tật được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt, và bao gồm các dịch vụ thính giác và bệnh học lời nói-ngôn ngữ, dịch vụ thông dịch, dịch vụ tâm lý, liệu pháp vật lý và nghề nghiệp, giải trí, bao gồm giải trí trị liệu, xác định và thẩm định khuyết tật sớm ở trẻ em, dịch vụ tư vấn, bao gồm dịch vụ tư vấn phục hồi chức năng, định hướng và vận động, cũng như dịch vụ y tế cho mục đích chẩn đoán hoặc đánh giá. Các dịch vụ liên quan cũng bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trường học và dịch vụ điều dưỡng tại trường học, dịch vụ công tác xã hội trong trường học, cũng như tư vấn và hướng dẫn kiến thức cho phụ huynh. [34 C.F.R. Sec. 300.34.]
Ở California, danh sách các dịch vụ liên quan (thường được gọi là “hướng dẫn và dịch vụ được chỉ định”) tương tự như danh sách của liên bang. [Cal. Ed. Code Sec. 56363; 5 C.C.R. Secs. 3051 and following.] Xem Chương 5, Thông Tin về Các Dịch Vụ Liên Quan.
(1.34) Con tôi cần có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đi học, nhưng học khu nói với tôi rằng học khu không phải cung cấp vì các dịch vụ đó được coi là dịch vụ “y tế”. Điều này có đúng không?
Việc phân biệt giữa “dịch vụ y tế” và “dịch vụ chăm sóc sức khỏe” của trường học là rất quan trọng. Ngoại trừ những dịch vụ y tế dành cho “mục đích chẩn đoán hoặc đánh giá”, học khu không có trách nhiệm cung cấp dịch vụ y tế dưới dạng các dịch vụ liên quan. [34 C.F.R. Sec. 300.34(a).] “Dịch vụ y tế” được định nghĩa trong luật liên bang là “dịch vụ được cung cấp bởi bác sĩ được cấp phép”. [34 C.F.R. Sec. 300.34(c)(5).] Nếu dịch vụ có thể được thực hiện bởi một y tá trường học hoặc người có trình độ khác, và nếu đó không phải là dịch vụ được cung cấp bởi bác sĩ được cấp phép, thì đó không phải là dịch vụ y tế. [Cedar Rapids Community Sch. Dist. v. Garret F., 526 U.S. 66 (1999).]
Học khu phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không phải là dịch vụ y tế nếu đó là các dịch vụ liên quan. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe được coi là dịch vụ liên quan nếu cần thiết để giúp trẻ khuyết tật được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt. Nếu con quý vị cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe để có thể đi học, thì trẻ sẽ cần dịch vụ đó để được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt. [Irving Independent Sch. Dist. v. Tatro, 468 U.S. 883, 892 (U.S. 1984).] Quyền được đi học của con quý vị không bị đặt điều kiện hợp pháp là sự có mặt của quý vị tại trường học với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
(1.35) Học khu có chịu trách nhiệm cung cấp trợ lý chuyên môn (người trợ giúp hướng dẫn) cho học sinh không?
Học khu phải cung cấp trợ lý chuyên môn nếu con quý vị cần sự hỗ trợ để hưởng lợi từ chương trình giáo dục, bao gồm cả những tình huống mà con quý vị cần sự hỗ trợ để giúp trẻ trong lớp học thông thường. Học khu có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh nhận giáo dục đặc biệt đến mức tối đa phù hợp với bạn bè không khuyết tật. [34 C.F.R. Secs. 300.114 & 300.115.]
Ví dụ: trợ lý chuyên môn có thể được yêu cầu để giúp học sinh khuyết tật nghiêm trọng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giáo dục (như ghi chú) hoặc hỗ trợ chương trình quản lý hành vi cho học sinh có vấn đề về hành vi nghiêm trọng.
Cũng giống như đối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan, CDE phải “thiết lập và duy trì” tiêu chuẩn để đảm bảo rằng trợ lý chuyên môn được chuẩn bị và đào tạo đầy đủ và phù hợp, với “kiến thức và kỹ năng về nội dung” để phục vụ trẻ em khuyết tật. Những tiêu chuẩn trình độ này phải phù hợp với chứng nhận, giấy phép, đăng ký được tiểu bang công nhận hoặc các yêu cầu chuyên môn tương đương khác đối với trợ lý chuyên môn. Những tiêu chuẩn trình độ này không thể được miễn trên cơ sở khẩn cấp, tạm thời hoặc tạm cấp. [34 C.F.R. Secs.300.156(a) & (b).]
(1.36) Con tôi có thể được tư vấn tâm lý hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần khác như một dịch vụ liên quan không?
Tư vấn tâm lý và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần khác, bao gồm tâm lý trị liệu, có thể có sẵn khi trạng thái tình cảm của con quý vị có ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực học tập của trẻ và được yêu cầu để trẻ được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần khác như “sắp xếp ở khu dân cư” cũng có thể được cung cấp. [34 C.F.R. Sec. 300.104.]
(1.37) Con tôi có vấn đề hành vi liên tục xảy ra. Học khu có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đó không?
Có. Nếu con quý vị có các hành vi ảnh hưởng đến việc học tập của con quý vị hoặc của trẻ khác, luật liên bang yêu cầu nhóm IEP phải cân nhắc những hỗ trợ và chiến lược hành vi và các dịch vụ khác cần thiết để con quý vị có thể được hưởng lợi từ việc giáo dục trong môi trường ít hạn chế nhất (least restrictive environment, LRE). [34 C.F.R. Sec. 300.324(a)(2),(b)(2).] Viết thư gửi đến trường của con quý vị để thông báo về nghĩa vụ của họ là có các mục tiêu và dịch vụ liên quan đến nhu cầu hành vi của con quý vị trong IEP của trẻ.
Các học khu phải cung cấp các loại thẩm định, kế hoạch, dịch vụ hoặc hỗ trợ mà nhóm IEP của con quý vị xác định là cần thiết để giúp con quý vị trong những hành vi ở trường, để con quý vị có thể được hưởng lợi từ giáo dục và không phải chuyển sang môi trường hạn chế hơn, như lớp học ban ngày đặc biệt hay chương trình điều trị ban ngày.
IEP của trẻ phải có tuyên bố về giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cùng các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung được cung cấp cho con quý vị và tuyên bố về các mục tiêu hành vi thường niên có thể đo lường, được lập ra để giải quyết nhu cầu hành vi của con quý vị. [34 C.F.R. Sec. 300.320(a)(2),(4).] Nếu hành vi cản trở việc học tập của con quý vị hoặc duy trì học tập ở lớp học thông thường hoặc môi trường ít hạn chế hơn, thì IEP phải có tuyên bố về các dịch vụ hỗ trợ hành vi mà trẻ cần. [Cal. Ed. Code Sec. 56364.2.]
Nếu trường học đồng ý rằng con quý vị có nhu cầu về hành vi và IEP không bao gồm các hỗ trợ hoặc chiến lược để giải quyết hành vi đó và/hoặc không nêu rõ các mục tiêu liên quan đến hành vi của con quý vị, trước tiên quý vị nên viết thư gửi đến trường học của con quý vị để thông báo về nghĩa vụ của họ là phát triển các mục tiêu và dịch vụ liên quan đến nhu cầu hành vi của con quý vị trong IEP của trẻ và nếu họ không phản hồi lại, thì quý vị nên xem xét việc nộp đơn khiếu nại về tuân thủ với Sở Giáo Dục California (CDE). Nếu IEP của con quý vị bao gồm các dịch vụ, hỗ trợ hoặc chiến lược để giải quyết các nhu cầu hành vi này nhưng không đem lại hiệu quả, học khu nên yêu cầu IEP. Tuy nhiên, quý vị có thể tự mình yêu cầu IEP để giải quyết vấn đề về thiếu sự tiến bộ của con quý vị. Quý vị có thể xem xét nộp đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. [Xem Chương 6, Thông Tin về Thủ Tục Pháp Lý/Tuân Thủ.]
(1.38) Công nghệ hỗ trợ là gì?
Thiết bị công nghệ hỗ trợ (assistive technology, AT) là bất kỳ vật phẩm, thiết bị hoặc hệ thống sản phẩm nào, (dù được mua ngoài thị trường, sửa đổi hay tùy chỉnh), được sử dụng để tăng cường, duy trì hoặc cải thiện khả năng chức năng của học sinh khuyết tật. [34 C.F.R. Sec. 300.5; Cal. Ed. Code Sec. 56020.5.] Dịch vụ công nghệ hỗ trợ có nghĩa là: bất kỳ dịch vụ nào trực tiếp hỗ trợ học sinh khuyết tật trong việc lựa chọn, mua hoặc sử dụng thiết bị công nghệ hỗ trợ. Các dịch vụ bao gồm:
(1) Đánh giá nhu cầu của học sinh khuyết tật, bao gồm
đánh giá chức năng của trẻ trong môi trường
quen thuộc của trẻ;
- Mua, cho thuê hoặc tạo điều kiện cho việc mua lại các thiết bị công nghệ hỗ trợ của học sinh khuyết tật;
- Lựa chọn, thiết kế, lắp đặt, sửa đổi, điều chỉnh, áp dụng, bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị công nghệ hỗ trợ;
- Điều phối và sử dụng các liệu pháp, biện pháp can thiệp hoặc dịch vụ khác với các thiết bị công nghệ hỗ trợ, chẳng hạn như các liệu pháp, biện pháp can thiệp và dịch vụ gắn với các kế hoạch và chương trình giáo dục và phục hồi chức năng hiện có;
- Đào tạo hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho học sinh khuyết tật hoặc gia đình học sinh đó, nếu phù hợp; và
- Đào tạo hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho các chuyên gia (bao gồm các cá nhân cung cấp dịch vụ giáo dục hoặc phục hồi chức năng), chủ lao động hoặc các cá nhân khác cung cấp dịch vụ, tuyển dụng hoặc có liên quan đáng kể đến các chức năng chính trong cuộc sống của học sinh.
[34 C.F.R. Sec. 300.6; 5 C.C.R. Sec. 3065(b).] Xem Chương 5, Thông Tin về Các Dịch Vụ Liên Quan.
(1.39) Phiên điều trần theo thủ tục pháp lý là gì?
Khi phụ huynh của học sinh khuyết tật và học khu bất đồng về khả năng hội đủ điều kiện, việc xếp lớp, nhu cầu chương trình của học sinh đó hoặc các dịch vụ liên quan thì một trong hai bên đều có thể yêu cầu một phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. Tại phiên điều trần hành chính, cả hai bên trình bày bằng chứng bằng cách gọi các nhân chứng và nộp bất kỳ báo cáo và đánh giá nào hỗ trợ cho lập trường của họ. Thẩm Phán Luật Hành Chính (Administrative Law Judge, ALJ) tiểu bang quyết định nhân chứng và tài liệu của ai là chính xác và chương trình nào phù hợp. Phiên điều trần theo thủ tục pháp lý thường không phù hợp với các vấn đề được giải quyết bằng quy trình khiếu nại về sự tuân thủ.
(1.40) Khiếu nại về sự tuân thủ là gì?
Khi học khu có vẻ đã vi phạm một phần luật hoặc quy trình giáo dục đặc biệt, phụ huynh, cá nhân, học khu hoặc tổ chức công có thể nộp đơn khiếu nại cho Sở Giáo Dục Tiểu Bang California (CDE). Ví dụ về những vi phạm này bao gồm nhưng không giới hạn ở các mục sau:
(1) không thực hiện chương trình giáo dục cá nhân (IEP);
(2) không thực hiện thẩm định hoặc giới thiệu học sinh nhận giáo dục đặc biệt;
(3) không tuân theo thời hạn thẩm định hoặc giới thiệu;
(4) không thông báo cho phụ huynh về cuộc họp IEP; hoặc
(5) không thực hiện quyết định của phiên điều trần theo thủ tục pháp lý hoặc thỏa thuận hòa giải.
Điều tra viên từ CDE điều tra các cáo buộc và lập quyết định bằng văn bản xem học khu có “không tuân thủ” theo luật hoặc IEP của học sinh hay không. Nếu học khu bị phát hiện “không tuân thủ”, học khu sẽ được yêu cầu tuân thủ trở lại. Ngoài ra, CDE có thể yêu cầu học khu trình “kế hoạch hành động khắc phục” - một tài liệu mô tả các bước học khu đã thực hiện, hoặc sẽ thực hiện, để đảm bảo rằng vấn đề này sẽ không tái diễn cũng như lịch biểu để thực hiện các bước đó. CDE phải phê duyệt hoặc sửa đổi kế hoạch này.
(1.41) Sự khác biệt giữa khiếu nại về tuân thủ và phiên điều trần theo thủ tục pháp lý là gì?
Cả luật liên bang và tiểu bang đều bao gồm các biện pháp bảo vệ theo thủ tục để đảm bảo rằng luật giáo dục đặc biệt được thực thi đầy đủ và phù hợp. Khiếu nại về tuân thủ và thủ tục tố tụng pháp lý là hai biện pháp bảo vệ theo thủ tục cơ bản mà phụ huynh và những người khác có thể sử dụng để thực thi các quyền của mình và bày tỏ sự bất đồng với học khu. Sự khác biệt chính là:
(1) Thủ tục tố tụng pháp lý được coi là phù hợp khi có sự bất đồng về việc cần đưa nội dung gì vào IEP của học sinh hoặc thực hiện IEP ở đâu;
(2) Khiếu nại về tuân thủ được coi là phù hợp khi học khu không tuân theo luật hoặc quy trình giáo dục đặc biệt hoặc chưa thực hiện các nội dung được nêu cụ thể trong IEP của học sinh;
Nói cách khác, thủ tục tố tụng pháp lý liên quan đến bất đồng về việc cần đưa nội dung gì vào IEP của học sinh, trong khi khiếu nại về tuân thủ liên quan đến cáo buộc học khu không tuân thủ quy định hoặc không thực hiện các nội dung đã nhất trí trong IEP.
(1.42) Ai có thể nộp đơn khiếu nại về sự tuân thủ?
Bất kỳ cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức công nào (ví dụ hội phụ huynh) đều có thể nộp đơn khiếu nại bằng văn bản. [5 C.C.R. Sec. 4600(c).] Khiếu nại có thể liên quan đến một học sinh, một nhóm học sinh hoặc một chính sách của học khu địa phương mà quý vị cho là vi phạm luật giáo dục đặc biệt của liên bang hoặc tiểu bang. Nếu khiếu nại liên quan đến nhiều hơn một học sinh, CDE gọi đây là khiếu nại “nhiều người”. Mặc dù quy chế không định rõ như vậy, nhưng Sở có thể yêu cầu nêu tên nhiều học sinh trong đơn khiếu nại.
(1.43) Có giới hạn thời gian đối với thời điểm tôi phải nộp đơn khiếu nại về sự tuân thủ không?
Có. CDE phải nhận được đơn khiếu nại của quý vị không quá một năm sau khi quý vị cáo buộc về sự vi phạm luật giáo dục đặc biệt. [34 C.F.R. Sec. 300.153(c); Cal. Ed. Code Secs. 56043(y) & 56500.2(b).]
(1.44) Điều gì sẽ xảy ra khi CDE phát hiện học khu không tuân thủ?
Nếu điều tra cho thấy học khu đã không tuân thủ luật, CDE có thể yêu cầu “hành động khắc phục”. Báo cáo điều tra CDE phải đặt ra thời hạn mà học khu phải tuân theo để khắc phục vi phạm của họ. [5 C.C.R. Sec. 4664.]
Nếu hành vi không tuân thủ không được khắc phục, CDE sẽ có hành động tiếp theo. Các hành động có thể bao gồm tiến hành thủ tục tố tụng tại tòa án để ra phán quyết yêu cầu tuân thủ hoặc thủ tục tố tụng để thu hồi hoặc dừng cấp ngân sách của tiểu bang cho học khu không tuân thủ. [5 C.C.R. Sec. 4670(a).]
Nếu CDE nhận thấy học khu chưa cung cấp dịch vụ phù hợp, CDE phải giải quyết việc không tuân thủ thông qua các hành động khắc phục nhằm giải quyết các nhu cầu của học sinh bị ảnh hưởng. Các hành động khắc phục này có thể bao gồm các dịch vụ đền bù hoặc bồi hoàn bằng tiền. Các quy định của liên bang cũng yêu cầu CDE “giải quyết…việc cung cấp dịch vụ phù hợp trong tương lai cho tất cảtrẻ khuyết tật” trong kế hoạch hành động khắc phục. [34 C.F.R. Sec. 300.151(b) (italics added).]
(1.45) Tôi có thể nộp đơn khiếu nại cho bất kỳ cơ quan nào khác không?
Có. Nếu khiếu nại của quý vị liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử trong giáo dục theo Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi năm 1973, quý vị có thể nộp đơn khiếu nại về sự phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật cho Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, Văn Phòng Đặc Trách Dân Quyền (Office of Civil Rights, OCR). Các khiếu nại về sự phân biệt đối xử trong giáo dục đối với học sinh khuyết tật do các học khu thực hiện cũng có thể được nộp lên CDE bằng cách sử dụng các quy trình khiếu nại nêu trên. [5 C.C.R. Secs. 4600(c) & 4630(b).] Tuy nhiên, các vấn đề về sự phân biệt đối xử trong giáo dục dựa trên tình trạng khuyết tật, thường vẫn phù hợp để nộp lên cho OCR. Xem Chương 16, Thông Tin về Mục 504 và Phân Biệt Đối Xử Dựa Trên Tình Trạng Khuyết Tật.
(1.46) Có cơ hội giải quyết khiếu nại của tôi trước buổi điều trần thực sự không?
Có. Nếu quý vị nộp yêu cầu theo quy định, học khu phải tạo cơ hội cho quý vị tham gia vào “phiên họp giải quyết” hoặc “cuộc họp giải quyết” trước buổi điều trần.
Tuy nhiên, cả hai bên đều có thể khước từ phiên giải quyết bằng văn bản và thay vào đó là đồng ý hòa giải. Nếu học khu yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý, không cần bất kỳ cuộc họp giải quyết nào nhưng sự vẫn cần có sự hòa giải. [20 U.S.C. Sec. 1415(f)(1)(B); 34 C.F.R. Sec. 300.510; Cal. Ed. Code Sec. 56501.5.]
(1.47) Cuộc họp hòa giải là gì?
Văn Phòng Điều Trần Hành Chính (Office of Administrative Hearings, OAH) là cơ quan tiểu bang chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc họp hòa giải và phiên điều trần hành chính. Nếu cả hai bên thống nhất hòa giải, OAH sẽ bố trí người hòa giải ngồi cùng với quý vị và học khu trước khi phiên điều trần theo thủ tục pháp lý được tổ chức nhằm cố gắng giải quyết vấn đề. Một cuộc họp hòa giải sẽ được tổ chức khi phiên họp giải quyết bị khước từ hoặc phiên họp giải quyết kết thúc mà không có thỏa thuận và cả hai bên đồng ý hòa giải. Người hòa giải không có quyền buộc một trong hai bên phải giải quyết bất đồng. Người hòa giải sẽ cố gắng giúp quý vị và học khu đạt được thỏa thuận. Ngoài ra, người hòa giải cũng có thể thảo luận riêng với một trong hai bên để cố gắng giải quyết vấn đề. Người hòa giải thường là ALJ với vai trò là người trợ giúp và không phải là thẩm phán. ALJ với vai trò là người hòa giải sẽ không phải là viên chức điều trần được phân công để lắng nghe trường hợp của quý vị nếu tranh chấp bị đưa ra phiên điều trần. [Cal. Ed. Code Secs. 56500.3(c)-(e) & 56501(b)(2).]
(1.48) Điều gì xảy ra với việc xếp lớp và dịch vụ của con tôi nếu tôi nộp đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý?
Ngoại trừ một số trường hợp nêu bên dưới, con quý vị phải ở trong lớp học hiện tại và chương trình IEP đã thống nhất cho con quý vị phải được thực hiện đầy đủ (bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan) từ thời điểm quý vị yêu cầu phiên điều trần cho đến khi hoàn tất quy trình của phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. [34 C.F.R. Sec. 300.518; Cal. Ed. Code Sec. 56505(d)] Nếu quý vị thắng trong phiên điều trần và học khu kháng cáo quyết định của tòa án, việc xếp lớp và dịch vụ của con quý vị như được mô tả trong bản IEP của trẻ sẽ được giữ nguyên giống như trong phiên điều trần theo thủ tục pháp lý trong khi kháng cáo đang chờ xử lý. [Joshua A. v. Rocklin Unified School District, 559 F.3d 1036, (9th Cir., 2009.)] Biện pháp bảo vệ này thường được gọi là điều khoản “giữ nguyên trạng”. Điều khoản giữ nguyên trạng này có thể thay đổi nếu phụ huynh và học khu đồng ý thay đổi việc xếp lớp hoặc dịch vụ trong khi đang chờ xử lý thủ tục pháp lý.
(1.49) Tôi có các quyền gì trong thủ tục pháp lý?
Quý vị có nhiều quyền trong thủ tục pháp lý, bao gồm quyền:
(1) Được thông báo về các dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc chi phí thấp sẵn có. [Cal. Ed. Code Sec. 56502(h).]
(2) Tham dự buổi họp hòa giải. [20 U.S.C. Sec. 1415(e); 34 C.F.R. Sec. 300.506; Cal. Ed. Code Secs. 56501(b)(1)(2) & 56503.]
(3) Buổi điều trần được tổ chức vào thời gian và tại địa điểm tiện lợi hợp lý cho quý vị. [34 C.F.R. Sec. 300.515; Cal. Ed. Code Sec. 56505(b).]
(4) Có buổi điều trần do viên chức điều trần công tâm thực hiện [20 U.S.C. Sec. 1415(f)(3); 34 C.F.R. Sec. 300.511; Cal. Ed. Code Sec. 56505(c).]
(5) Được luật sư đại diện. [20 U.S.C. Sec. 1415(h)(1); 34 C.F.R. Sec. 300.512(a)(1).]
(6) Trình bày bằng chứng và các lý lẽ bằng văn bản và bằng lời; đối chất, kiểm tra chéo và yêu cầu các nhân chứng tham dự; và nhận hồ sơ phiên điều trần bằng văn bản hoặc điện tử. [20 U.S.C. Sec. 1415 (h)(2); 34 C.F.R. Sec. 300.512; Cal. Ed. Code Sec. 56505(e).]
(7) Cấm việc đưa ra tại buổi điều trần bất kỳ bằng chứng nào đã không được tiết lộ ít nhất năm ngày làm việc trước phiên điều trần. [20 U.S.C. Sec. 1415(f)(2)(B); 34 C.F.R. Sec. 300.512; Cal. Ed. Code Sec. 56505(e).]
(8) Có được quyết định hợp lý bằng văn bản bao gồm các kết quả điều tra thực tế. Quyết định hoàn chỉnh phải được gửi qua đường bưu điện tới tất cả các bên trong vòng 45 ngày sau khi kết thúc cuộc họp giải quyết có thời hạn 30 ngày. [34 C.F.R. Sec. 300.515(a); Cal. Ed. Code Secs. 56501.5, 56502(f) & 56505(f)(3).]
Quyết định của phiên điều trần theo thủ tục pháp lý là quyết định hành chính cuối cùng và ràng buộc với cả hai bên. [34 C.F.R. Sec. 300.514; Cal. Ed. Code Sec. 56505(h).] Mỗi bên đều có thể kháng cáo quyết định của phiên điều trần tại tòa án tiểu bang hoặc liên bang nếu bên đó phản đối. Đơn kháng cáo phải được nộp lên trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. [20 U.S.C. Sec. 1415(i)(2); 34 C.F.R. Sec. 300.516(b); Cal. Ed. Code Sec. 56505(k).]
(1.50) Tôi có thể làm gì để được bồi hoàn hoặc đền bù nếu học khu không cung cấp FAPE cho con tôi?
Nếu tòa án hoặc viên chức điều trần xác định rằng học khu không cung cấp giáo dục phù hợp cho con của quý vị, họ có thể yêu cầu hoàn trả cho quý vị các chi phí tự trả (như học phí trường tư hoặc các dịch vụ hỗ trợ). Trong Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9, việc hoàn trả là được phép đối với cả sự từ chối “thực sự” về giáo dục phù hợp (bất đồng về dịch vụ giáo dục và việc xếp lớp) và việc từ chối “thủ tục” (vi phạm quy trình được sử dụng để phát triển IEP của học sinh). [Burlington Sch. Committee v. Mass. Dept. of Ed., 471 U.S. 359, 105 S. Ct. 1996 (1985); Ash v. Lake Oswego Sch. Dist. No. 7J, 980 F.2d 585, 589 (9th Cir. 1992); W.G. v. Board of Trustees of Target Range Sch. Dist. No. 23, 960 F.2d 1479, 1484- 85 (9th Cir. 1992).]
(1.51) Có giới hạn nào đối với yêu cầu bồi hoàn hoặc giáo dục đền bù tại California không?
Có. California đã thiết lập thời hiệu hai năm đối với các khiếu nại trong các vụ kiện giáo dục đặc biệt. Nói cách khác, chỉ có thể đưa ra yêu cầu dịch vụ giáo dục đền bù (hiện vật) hoặc bồi hoàn (học phí tự trả hoặc các chi phí khác) cho các vi phạm của học khu, xảy ra trong thời hạn hai năm cho phép. [Cal. Ed. Code Sec. 56505(l).] Ngoài ra, quý vị không thể đơn giản chỉ tiến hành trực tiếp tại tòa án để đưa ra yêu cầu bồi hoàn hoặc các dịch vụ giáo dục đền bù theo IDEA. Quý vị phải sử dụng hết tất cả các biện pháp hành chính (như đi đến phiên điều trần theo thủ tục pháp lý) trước khi nộp đơn lên Tòa Án. Xem Chương 6, Thông Tin về Thủ Tục Pháp Lý/Tuân Thủ.
(1.52) Môi trường ít hạn chế nhất (LRE) có nghĩa là gì?
Môi Trường Ít Hạn Chế Nhất (LRE) là yêu cầu trong luật liên bang và tiểu bang rằng học sinh khuyết tật được giáo dục, ở phạm vi tối đa phù hợp, với bạn bè không khuyết tật. Học sinh giáo dục đặc biệt không bị đưa ra khỏi các lớp học thông thường trừ khi, ngay cả khi có các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung, chương trình giáo dục trong các lớp học thông thường không thể đạt được một cách thỏa đáng. Các thuật ngữ “lồng ghép”, “hòa nhập”, “hòa nhập hoàn toàn” và “lồng ghép đảo ngược” không tồn tại trong bất kỳ luật nào. Những thuật ngữ này đã được phát triển bởi các nhà giáo dục để mô tả các phương thức khác nhau trong việc đáp ứng các yêu cầu về LRE. Kết quả là, các cơ quan giáo dục khác nhau có thể có một số định nghĩa khác nhau về các thuật ngữ này.
Luật liên bang quy định rằng mỗi học khu địa phương phải đảm bảo rằng:
“…trong phạm vi tối đa thích hợp, trẻ em bị khuyết tật, bao gồm trẻ em trong các tổ chức công cộng hoặc tư nhân hoặc các cơ sở chăm sóc khác, được giáo dục với trẻ em không bị khuyết tật và các lớp học đặc biệt, giáo dục riêng hoặc chuyển trẻ em khuyết tật khỏi môi trường giáo dục thông thường chỉ xảy ra khi tính chất hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của trẻ khiến cho giáo dục trong lớp học thông thường với việc sử dụng phương tiện trợ giúp và dịch vụ bổ sung không đạt được một cách thỏa đáng”.
[20 U.S.C. Sec. 1412(a)(5)(A); 34 C.F.R. Sec. 300.114; Cal. Ed. Code Sec. 56342(b).]
(1.53) Những hỗ trợ và dịch vụ bổ sung nào có sẵn để hỗ trợ con tôi trong lớp học thông thường?
Luật liên bang định nghĩa các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung một cách rất rộng, bao gồm: “các hỗ trợ, dịch vụ và các hỗ trợ khác được cung cấp trong các lớp học thông thường hoặc các môi trường liên quan đến giáo dục khác để cho phép trẻ khuyết tật được giáo dục với trẻ không bị khuyết tật ở phạm vi tối đa phù hợp...” [20 U.S.C. Sec. 1401(33); 34 C.F.R. Secs. 300.42 & 300.114.] Ví dụ về các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung có thể được sử dụng để hỗ trợ học sinh giáo dục đặc biệt trong các lớp học thông thường bao gồm, nhưng không giới hạn ở: môi trường học tập có cấu trúc, nhắc lại và đơn giản hóa các hướng dẫn về bài tập ở lớp và bài tập về nhà, bổ sung hướng dẫn bằng lời nói thông qua hướng dẫn trực quan, sử dụng các kỹ thuật quản lý hành vi, điều chỉnh thời khóa biểu, sửa đổi bài kiểm tra, sử dụng máy ghi âm, hướng dẫn có sự hỗ trợ của máy tính và thiết bị nghe nhìn khác, sách giáo khoa hoặc sách bài tập sửa đổi, điều chỉnh bài tập về nhà, giảm quy mô lớp học, sử dụng hướng dẫn một kèm một, trợ lý lớp học và người ghi chú, sự tham gia của một “điều phối viên dịch vụ” để giám sát việc thực hiện các chương trình và dịch vụ đặc biệt, sửa đổi khoảng thời gian phi học thuật (như phòng ăn trưa, giờ nghỉ giải lao và giáo dục thể chất).
Các ví dụ khác là: sửa đổi chương trình giảng dạy trên lớp học thông thường, sự trợ giúp của giáo viên giáo dục đặc biệt lưu động, đào tạo giáo dục đặc biệt cho giáo viên thông thường, sử dụng các thiết bị có sự hỗ trợ của máy tính và sử dụng phòng tài nguyên. [Questions and Answers on the Least Restrictive Environment Requirements of the IDEA, U.S. Department of Education, Office of Special Education and Rehabilitative Services, OSEP-95-9, 11/23/94, Questions and Answers Nos. 3 and 4.]
(1.54) Nếu con tôi không thể hưởng lợi từ chương trình học tập thông thường, con tôi có thể tham gia vào các chương trình khác của nhà trường không?
Có. Luật pháp quy định rõ ràng rằng học sinh khuyết tật có quyền tham gia các dịch vụ và hoạt động phi học thuật và ngoại khóa ở phạm vi tối đa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, các học khu phải cung cấp các hoạt động này theo cách giúp học sinh khuyết tật có cơ hội tham gia bình đẳng. Các dịch vụ và hoạt động này bao gồm bữa ăn, giờ nghỉ giải lao, dịch vụ tư vấn, thể thao, dịch vụ đưa đón, dịch vụ y tế, hoạt động giải trí, các nhóm hoặc câu lạc bộ sở thích đặc biệt và cơ hội việc làm. [34 C.F.R. Secs. 300.117 & 300.107.]
(1.55) Bản chất hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của con tôi có thể được sử dụng để biện minh cho môi trường giáo dục tách biệt không?
Tất cả học sinh khuyết tật có quyền được học tập trong LRE dựa trên nhu cầu giáo dục cá nhân thay vì cách phân loại mô tả tình trạng khuyết tật của trẻ. Chỉ vì con quý vị được phân loại là bị khuyết tật trí tuệ hay rối loạn cảm xúc, không có nghĩa là việc tương tác với những học sinh không bị khuyết tật sẽ không phù hợp.
(1.56) Yêu cầu về LRE có áp dụng cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo không? Nếu học khu của tôi không cung cấp bất kỳ trường mẫu giáo nào cho trẻ không bị khuyết tật, liệu con tôi có thể hòa nhập với bất kỳ trẻ không bị khuyết tật nào không?
Có. Tất cả các quy định của luật giáo dục đặc biệt của liên bang và tiểu bang áp dụng cho học sinh bắt đầu từ 3 tuổi, bao gồm học sinh giáo dục đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo cũng đủ điều kiện nhận “sự liên tục của các tùy chọn xếp lớp thay thế… để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật….” [34 C.F.R. Secs. 300.115(b) & 300.116.] Do đó, trẻ mẫu giáo có thể nhận được hướng dẫn trong các lớp học thông thường, lớp học đặc biệt, trường học đặc biệt, hướng dẫn tại nhà và hướng dẫn trong bệnh viện và các tổ chức. [34 C.F.R. Sec. 300.115(b).] Yêu cầu về LRE cho trẻ mẫu giáo có thể bao gồm việc xếp lớp trong chương trình Bắt Đầu Thuận Lợi hoặc xếp lớp ở trường mẫu giáo tư. Xem Chương 7, Môi Trường Ít Hạn Chế Nhất.
(1.57) Con tôi bị khuyết tật có thể bị đình chỉ hoặc đuổi học trong những trường hợp nào?
Học sinh khuyết tật có thể bị đình chỉ do bất kỳ hành vi sai trái nào áp dụng cho tất cả học sinh, ngay cả khi hành vi sai trái là biểu hiện của tình trạng khuyết tật của trẻ. Việc đình chỉ và/hoặc đuổi học có thể xuất phát từ những việc như đánh nhau, tàng trữ ma túy hoặc rượu, tàng trữ vũ khí, thách thức ban lãnh đạo trường học, trộm cắp, bắt nạt, tấn công hoặc quấy rối. [Cal. Ed. Code Secs. 48900 and following]. Giáo viên có thể đình chỉ học sinh trong tối đa hai ngày. [Cal. Ed. Code Sec. 48910.] Hiệu trưởng có thể đình chỉ học sinh trong tối đa năm ngày. [Cal. Ed. Code Sec. 48911.] Luật pháp tiểu bang tuân theo luật liên bang đối với hầu hết các quy tắc điều chỉnh đình chỉ và đuổi học đối với học sinh giáo dục đặc biệt. [Cal. Ed. Code Sec. 48915.5.]
Học sinh khuyết tật phải tuân theo các quy tắc đình chỉ giống như học sinh không bị khuyết tật. Tuy nhiên, luật coi một lần đình chỉ hơn 10 ngày liên tiếp là “sự thay đổi về xếp lớp”. “Sự thay đổi về xếp lớp” cũng xảy ra khi học sinh có hơn 10 lần đình chỉ liên tục tạo nên một loạt lần đình chỉ trong cùng một năm học. [34 C.F.R. Sec. 300.536.] Một loạt lần đình chỉ có nghĩa là các lần đình chỉ xảy ra trong cùng một năm học, do các hành vi tương tự và/hoặc thời lượng, tổng số ngày và tần suất liên tiếp của các lần đình chỉ là tương tự nhau.
Không thể thay đổi xếp lớp mà không cần tổ chức một cuộc họp IEP. Vì vậy, nếu học khu đề xuất đuổi học hoặc đình chỉ con quý vị hơn 10 ngày liên tiếp hoặc khi có một loạt lần đình chỉ như đề cập ở trên trong năm học, một cuộc họp IEP “xác định biểu hiện” cần được tổ chức để xác định xem con quý vị có nên bị đuổi học hay không hoặc có cần thẩm định và các dịch vụ IEP bổ sung và hỗ trợ hành vi hay không. [20 U.S.C. Sec. 1415(k)(1)(B).] Nếu quý vị không đồng ý với nhóm IEP xác định biểu hiện về quyết định đuổi học con quý vị, quý vị có thể nộp đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý để ngăn chặn việc đuổi học.
(1.58) Cuộc họp "xác định biểu hiện" là gì?
Cuộc họp IEP xác định biểu hiện là cuộc họp của các thành viên có liên quan trong nhóm IEP để xác định xem một học sinh khuyết tật có thể bị đề nghị đuổi học hay không hoặc có cần thay đổi các dịch vụ và/hoặc việc xếp lớp của học sinh đó để đảm bảo FAPE hay không. Cuộc họp này phải được tổ chức trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhà trường quyết định đuổi học sinh hoặc thay đổi việc xếp lớp cho học sinh. Tại cuộc họp, nhóm IEP sẽ xem xét thông tin liên quan từ hồ sơ của học sinh, bao gồm cả IEP và bất kỳ thông tin nào từ giáo viên và phụ huynh, sau đó quyết định hai điều: (1) Có phải hành vi được gây ra bởi, hay hành vi có phải là “mối quan hệ trực tiếp và có thật”, với tình trạng khuyết tật của học sinh không và (2) Hành vi đó có phải là kết quả trực tiếp của việc học khu không thực hiện IEP không? [34 C.F.R. Sec. 300.530(e).]
Nếu nhóm IEP trả lời “CÓ” cho một trong hai câu hỏi, học sinh sẽ không bị đuổi học và bất kỳ sự thay đổi về xếp lớp nào cũng cần có sự chấp thuận của phụ huynh hoặc lệnh của ALJ. Nếu nhóm IEP xác định rằng hành vi đó là biểu hiện của tình trạng khuyết tật của học sinh, thì trừ khi hành vi đó là một trong những vi phạm nghiêm trọng được thảo luận dưới đây, học sinh phải quay lại lớp học ban đầu của mình (trừ khi phụ huynh và nhà trường quyết định khác). Trường học cũng phải thực hiện thẩm định hành vi cho học sinh hoặc sửa đổi kế hoạch hành vi hiện tại của học sinh để giải quyết hành vi. [20 U.S.C. Sec. 1415(k)(1)(F); 34 C.F.R. Sec. 300.530(f).] Nếu nhóm trả lời “KHÔNG” cho cả hai câu hỏi, học sinh có thể bị đề xuất đuổi học.
(1.59) Nếu tôi không đồng ý với đề xuất của nhóm IEP xác định biểu hiện về việc đuổi học con tôi, tôi có thể phản đối đề xuất không?
Có. Nếu không đồng ý với đề xuất của nhóm, quý vị có thể nộp đơn yêu cầu thủ tục pháp lý để tranh luận về đề xuất của nhóm xác định biểu hiện. [20 U.S.C. Sec. 1415(k)(3); 34 C.F.R. Secs. 300.530-300.532.] Trong hầu hết các trường hợp, cho đến khi thủ tục tố tụng pháp lý hoàn tất, con quý vị vẫn phải ở trong lớp học hiện tại và tiếp tục nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt cần thiết trong IEP của trẻ. Xem Chương 6, Thông Tin về Thủ Tục Pháp Lý/Khiếu Nại về Tuân Thủ.
(1.60) Có bất kỳ trường hợp nào mà trong đó trường học có thể thay đổi ngay việc xếp lớp cho con tôi không?
Có. Trong một số trường hợp, học khu có thể xếp con quý vị vào một môi trường khác ngay lập tức, và giữ trẻ ở đó trong tối đa 45 ngày học, ngay cả khi hành vi được xét thấy là biểu hiện của tình trạng khuyết tật.
Con quý vị có thể được xếp vào “môi trường giáo dục thay thế tạm thời” nếu học khu xác nhận trẻ đã thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây:
(1) Mang hoặc sở hữu vũ khí đến hoặc ở trường hoặc trong khuôn viên trường hay tại sự kiện của trường;
(2) Cố ý sở hữu hoặc sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp, bán hoặc gạ gẫm bán loại ma túy đó trong khi ở trường, trong khuôn viên trường hoặc tại sự kiện của trường;
(3) Gây thương tích cơ thể nghiêm trọng cho người khác khi ở trường, trong khuôn viên trường hoặc tại sự kiện của trường; "Thương tích cơ thể nghiêm trọng" có nghĩa là: nguy cơ tử vong cao, hoặc sự đau đớn tột độ về thể chất, hoặc biến dạng kéo dài và rõ ràng, hoặc mất kéo dài hoặc mất hoặc suy giảm chức năng hoạt động của bộ phận, cơ quan hoặc tâm thần kéo dài. [20 U.S.C. Sec. 1415(k)(1)(G) and (7)(d)); 34 C.F.R. Sec. 300.530(g).] Học khu vẫn phải gặp quý vị trong vòng 10 ngày để tổ chức một cuộc họp xác định biểu hiện.
(1.61) Học khu có phải tiếp tục cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho con tôi nếu con tôi bị đình chỉ hơn mười ngày hoặc nếu con tôi bị đuổi học không?
Có. Không giống như học sinh giáo dục phổ thông, học sinh khuyết tật phải tiếp tục nhận được giáo dục công phù hợp miễn phí (FAPE) trong bất kỳ khoảng thời gian đình chỉ nào dài hơn 10 ngày, trong bất kỳ khoảng thời gian xếp lớp tạm thời nào và trong bất kỳ khoảng thời gian đuổi học nào. Các dịch vụ mà con quý vị nhận được trong những trường hợp này phải cho phép trẻ tiếp tục tham gia chương trình giảng dạy chung và tiếp tục tiến bộ để đạt được các mục tiêu IEP và nhận được thẩm định và dịch vụ hành vi cần thiết. [20 U.S.C. Secs. 1412(a)(1) & 1415(k)(1)(D); 34 C.F.R. Sec. 300.530(d).]
(1.62) Có bất kỳ quy tắc đặc biệt nào điều chỉnh việc kỷ luật học sinh được xác định là bị khuyết tật theo Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng năm 1973 không?
Mục 504 yêu cầu trường học đánh giá học sinh được cho là bị khuyết tật trước khi thực hiện xếp lớp lần đầu cho học sinh và trước khi có bất kỳ thay đổi quan trọng tiếp theo nào trong việc xếp lớp cho học sinh. [34 C.F.R. Sec. 104.35(a).] Theo OCR, việc loại trừ học sinh trong hơn 10 ngày liên tiếp, loại trừ trong một khoảng thời gian không xác định và loại trừ vĩnh viễn học sinh (đuổi học) có thể tạo thành những thay đổi quan trọng về xếp lớp theo Mục 504. Một loạt các lần đình chỉ — mỗi lần kéo dài 10 ngày hoặc ít hơn, có thể tạo ra “tần suất liên tiếp loại trừ” cũng có thể là thay đổi quan trọng về xếp lớp. [Office of Civil Rights, Letter re: Akron City School Dist., 19 IDELR 542 (Nov.18, 1992) (cited in Parents of Student W. v. Puyallup Sch. Dist., No. 3, 31 F.3d 1489, 1495 (9th Cir. 1994) (citing OCR Letter).]
(1.63) Tôi có thể làm gì nếu giáo viên hoặc nhân viên khác trong trường lạm dụng con tôi về mặt thể chất hoặc tinh thần?
Cho dù đó là trong bối cảnh “kỷ luật” hay các trường hợp khác, quý vị có thể nộp đơn khiếu nại lên CDE theo Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất nếu: trẻ hoặc một nhóm trẻ em ở trong tình trạng nguy hiểm cấp bách về thể chất; hoặc sức khỏe, sự an toàn hoặc phúc lợi của trẻ hoặc một nhóm trẻ em bị đe dọa, CDE phải trực tiếp can thiệp và không chuyển khiếu nại của quý vị để điều tra tại địa phương. [5 C.C.R. Secs. 4611(a) & 4650(a)(7)(C).] Xem Chương 6, Thông Tin về Thủ Tục Pháp Lý/Tuân Thủ. Ngoài ra, xem Tư Vấn Pháp Lý của CDE LO:1-94, ngày 25 tháng 1 năm 1993, tuyên bố rằng Sở Giáo Dục California giải thích Mục 4650 của Tiêu Đề 5 khi áp dụng cho các tổn thương và đe dọa về thể chất và cả các mối đe dọa bằng lời nói hoặc cảm xúc. Xem Chương 8, Thông Tin về Kỷ Luật Học Sinh Khuyết Tật.
(1.64) Các dịch vụ liên quan liên cơ quan là gì?
Thay vì để các học khu chịu trách nhiệm cho một số dịch vụ sức khỏe, Cơ Quan Lập Pháp đã quyết định ký kết các thỏa thuận liên cơ quan với các cơ quan tiểu bang khác để cung cấp các dịch vụ này cho học sinh. Các dịch vụ liên quan liên cơ quan chính là trị liệu vật lý và nghề nghiệp (PT/OT), được cung cấp bởi Dịch Vụ Trẻ Em California (California Children’s Services, CCS).
Các dịch vụ liên quan liên cơ quan dành cho giáo dục đặc biệt này đã được đưa vào luật tiểu bang thành Dự Luật Quốc Hội (Assembly Bill, AB) 3632 và được quy định theo luật đôi khi được gọi là các dịch vụ của “Dự Luật Quốc Hội (AB) 3632” hay các dịch vụ của “Bộ Luật Chính Quyền California Chương 26.5” AB 3632 sẽ được sử dụng khi đề cập đến các dịch vụ liên quan liên cơ quan trong sổ tay này.
(1.65) AB 3632 có phải là cách duy nhất để học sinh giáo dục đặc biệt ở California nhận được trị liệu nghề nghiệp hay vật lý trị liệu không?
Không. Học khu chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ liên quan này nếu các cơ quan khác không cung cấp nhưng học sinh cần những dịch vụ đó để hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt. Học khu không được từ chối đưa dịch vụ vào IEP chỉ vì chưa xác định được nguồn tài trợ. [Cal. Gov. Code Sec. 7572(d).] AB 3632 nêu rõ rằng các dịch vụ không được CCS xác định là cần thiết vì lý do y tế phải được trường học địa phương cung cấp nếu các dịch vụ đó là cần thiết để trẻ được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt. [Cal. Gov. Code Sec. 7575(a)(2).] OT/PT luôn có trong danh sách các dịch vụ liên quan dành cho giáo dục đặc biệt theo luật liên bang [34 C.F.R. Secs. 300.34(c)(6)(9) & (10)] và luật tiểu bang [Cal. Ed. Code Secs. 56363(b)(6) & (10)] khi các dịch vụ này cần thiết vì lý do giáo dục. Nghĩa là, các dịch vụ này phải được học khu cung cấp nếu là cần thiết để trẻ được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt, ngay cả khi, vì các quy tắc hoặc các yêu cầu về khả năng hội đủ điều kiện riêng của họ, các cơ quan CCS không cung cấp. [34 C.F.R. Sec. 300.34(a); Cal. Ed. Code Sec. 56031.]
(1.66) Những học sinh nào nhận được dịch vụ trị liệu nghề nghiệp hoặc vật lý trị liệu từ CCS?
Nếu, nhóm IEP nghi ngờ rằng học sinh có thể cần trị liệu nghề nghiệp hoặc vật lý trị liệu vì cả lý do y tế và giáo dục, nhóm sẽ giới thiệu trẻ đến CCS để thẩm định OT hoặc PT. [Cal. Gov. Code Secs. 7572(a) & 7575(a)(1).] Chỉ những học sinh được giới thiệu đến CCS, mà được xác định là cần một trong những liệu pháp này vì lý do y tế mới nhận được các dịch vụ từ CCS. Nếu nhóm IEP không cho rằng trị liệu là cần thiết về mặt y tế hoặc nếu CCS, sau khi thẩm định, CCS không cho rằng học sinh cần trị liệu vì lý do y tế, học sinh sẽ nhận được trị liệu từ học khu, sau khi thẩm định của nhân viên nhà trường, nếu đó là sự cần thiết về mặt giáo dục. [Cal. Gov. Code Sec. 7575(a)(2).]
(1.67) Ai sẽ đưa ra quyết định cho học sinh giáo dục đặc biệt khi cha mẹ của học sinh đó không còn bất kỳ quyền nào hoặc khi cha mẹ không liên quan đến cuộc sống của học sinh đó?
Khi không có ai đóng vai trò là phụ huynh của học sinh khuyết tật, học khu hoặc tòa án vị thành niên phải chỉ định một người lớn có trách nhiệm đưa ra quyết định giáo dục. Theo AB 3632, người lớn có trách nhiệm được gọi là “phụ huynh thay thế”.
Học khu phải thực hiện những “nỗ lực hợp lý” để chỉ định người thay thế trong vòng 30 ngày kể từ khi xác định cần có phụ huynh thay thế. Ngoài ra, người lớn có trách nhiệm do học khu chỉ định không được có bất kỳ xung đột lợi ích nào với học sinh. Xung đột nghĩa là bất kỳ lợi ích nào có thể hạn chế hoặc thiên vị khả năng biện hộ cho tất cả các dịch vụ cần thiết để đảm bảo rằng học sinh được cung cấp FAPE. [Cal. Gov. Code Secs. 7579.5(a) & (i).]
Nếu học sinh thuộc thẩm quyền của tòa án vị thành niên, thẩm phán sẽ chỉ định một người đưa ra quyết định giáo dục cho người phụ thuộc hoặc người được bảo trợ của tòa án. Tòa án có thể trao thẩm quyền ra quyết định cho phụ huynh nếu phụ huynh vẫn tham gia vào cuộc sống của học sinh. Tuy nhiên, tòa án có quyền giới hạn quyền của phụ huynh về các quyết định giáo dục thông qua lệnh của tòa án, nhưng chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ học sinh.
(1.68) Tôi là cha mẹ nuôi của học sinh giáo dục đặc biệt. Tôi có những quyền gì?
Luật tiểu bang và liên bang đều công nhận quyền hành động thay cho cha mẹ ruột của cha mẹ nuôi trong quy trình IEP nếu quyền giáo dục của cha mẹ ruột đã chấm dứt. [34 C.F.R. Sec. 300.30(a)(2) & (b); Cal. Ed. Code Sec. 56028(a)(2).] Ngoài ra, luật pháp California quy định rõ rằng cha mẹ nuôi phải được ưu tiên (sau người chăm sóc là họ hàng và trước người biện hộ đặc biệt do tòa chỉ định (court-appointed special advocate, CASA)) khi học khu chỉ định phụ huynh thay thế. [Cal. Gov. Code Sec. 7579.5(c).] Xem Chương 9, Thông Tin về Các Dịch Vụ Liên Cơ Quan (AB 3632).
(1.69) Học khu có phải giúp học sinh khuyết tật chuyển tiếp từ giai đoạn trung học sang cuộc sống trưởng thành không?
Có. Luật giáo dục đặc biệt của liên bang yêu cầu phải có các dịch vụ lập kế hoạch chuyển tiếp cho học sinh khuyết tật bất kể cơ quan nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc giáo dục cho học sinh. Bắt đầu không muộn hơn IEP đầu tiên được tổ chức sau khi học sinh tròn 16 tuổi (hoặc trẻ hơn nếu được xác định là phù hợp bởi nhóm IEP) và được cập nhật hàng năm, IEP phải có bản kê khai về các mục tiêu sau trung học có thể đo lường phù hợp. Các mục tiêu phải dựa trên thẩm định chuyển tiếp phù hợp với lứa tuổi liên quan đến đào tạo, giáo dục, việc làm và kỹ năng sống độc lập nếu thích hợp. IEP cũng phải có bản kê khai về các dịch vụ chuyển tiếp cần thiết cho học sinh trong đó tập trung vào các khóa học của học sinh (chẳng hạn như tham gia các khóa học nâng cao hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp). Ngoài ra, IEP phải bao gồm, khi thích hợp, một bản kê khai về trách nhiệm liên cơ quan. [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(1)(A); 34 C.F.R. Secs. 300.320(b) & 300.321(b)(3).]
(1.70) Các dịch vụ chuyển tiếp dành cho học sinh giáo dục đặc biệt là gì?
Dịch vụ chuyển tiếp cho học sinh trong giáo dục đặc biệt là các dịch vụ giúp học sinh chuyển từ trường học sang cuộc sống trưởng thành. Các dịch vụ đó nên phản ánh mục tiêu riêng của học sinh cho tương lai của mình.
Luật pháp định nghĩa các dịch vụ chuyển tiếp là:
Một nhóm các hoạt động phối hợp cho trẻ khuyết tật mà
(1) Được thiết kế trong một quy trình định hướng kết quả, trong đó thúc đẩy sự chuyển dịch từ trường học sang hoạt động sau khi ra trường, bao gồm giáo dục sau trung học, đào tạo nghề, công việc hòa đồng (bao gồm việc làm được hỗ trợ), giáo dục thường xuyên và giáo dục tuổi trưởng thành, các dịch vụ dành cho người trưởng thành, sống độc lập hoặc tham gia cộng đồng;
(2) Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân học sinh, có cân nhắc sức khỏe, sở thích và các mối quan tâm của học sinh; và
(3) Bao gồm hướng dẫn, các dịch vụ liên quan, các trải nghiệm cộng đồng, mục tiêu phát triển nghề nghiệp và các mục tiêu cuộc sống trưởng thành sau khi ra trường, và khi thích hợp, việc tiếp thu các kỹ năng sống hàng ngày và đánh giá khả năng làm việc.
[20 U.S.C. Sec. 1401(34); 34 C.F.R. Sec. 300,43(a).]
Luật pháp tiểu bang yêu cầu Tổng Giám Đốc Công Huấn Tiểu Bang cung cấp dịch vụ chuyển tiếp cho hàng loạt học sinh giáo dục đặc biệt như việc làm và đào tạo học thuật, hoạch định chiến lược, phối hợp liên cơ quan và đào tạo phụ huynh. [Cal. Ed. Code Sec. 56461.]
(1.71) Chương trình chuyển tiếp cá nhân (individual transition plan, ITP) là gì?
Chương Trình Chuyển Tiếp Cá Nhân (ITP) là kế hoạch bằng văn bản được thiết kế để giúp chuẩn bị cho học sinh chuyển từ cuộc sống trường học sang cuộc sống sau khi ra trường. [20 U.S.C. Sec. 1401(34); Cal. Ed. Code Secs. 56462 & 56345.1.] ITP phải dựa trên nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của học sinh đồng thời phản ánh các mục tiêu riêng của học sinh. Mục tiêu, lịch biểu và những người chịu trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu nên được viết vào ITP (và là một phần của IEP). Điều quan trọng là phải hiểu rằng việc lập kế hoạch chuyển tiếp và phát triển ITP là một phần của quy trình IEP.
Việc lập kế hoạch chuyển tiếp có thể diễn ra tại cuộc họp kết hợp giữa Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) và Chương Trình Chuyển Tiếp Cá Nhân (ITP) hoặc trong một cuộc họp riêng. Một cuộc họp lập kế hoạch chuyển tiếp riêng biệt có thể hữu ích vì cuộc họp cho phép có thêm thời gian để tập trung vào mong muốn và sở thích của học sinh. Sau đó, ITP có thể trở thành một phần của IEP.
(1.72) Học sinh có thể tiếp tục nhận dịch vụ chuyển tiếp sau khi nhận được chứng chỉ hoàn thành không?
Có. Học sinh chưa đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp có thể nhận được “chứng chỉ thành tích” (“chứng chỉ hoàn thành”) vào cuối năm cuối cấp thông thường hoặc bất cứ lúc nào trước khi trẻ rời học khu. Học khu phải tiếp tục cung cấp dịch vụ chuyển tiếp cho học sinh này cho đến khi trẻ đủ 22 tuổi. Xem Chương 11, Thông Tin về Tốt Nghiệp/Kiểm Tra.
Quý vị nên đảm bảo rằng IEP của con mình bao gồm kế hoạch chuyển tiếp bắt đầu từ 16 tuổi trở xuống, tập trung vào các dịch vụ chuyển tiếp. [Cal. Ed. Code Sec. 56345(a)(8).] Quý vị cũng nên thảo luận với nhóm IEP về cách mục tiêu IEP giúp giải quyết quá trình chuyển tiếp của con quý vị trước khi tất cả các dịch vụ từ học khu kết thúc.
(1.73) Mối quan hệ giữa dịch vụ chuyển tiếp và giáo dục nghề nghiệp là gì?
Giáo dục nghề nghiệp được định nghĩa rộng rãi trong định nghĩa chung về giáo dục đặc biệt là “các chương trình giáo dục có tổ chức liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho các cá nhân làm việc được trả lương hoặc không được trả lương, hoặc để chuẩn bị thêm cho một nghề nghiệp không cần bằng tú tài hoặc bằng cấp cao”. [34 C.F.R. Sec. 300.39(b)(5).] Ngoài ra, đào tạo nghề được bao gồm trong định nghĩa về các dịch vụ chuyển tiếp. [34 C.F.R. Sec. 300,43.] Vì giáo dục và đào tạo nghề nghiệp có thể là một phần quan trọng trong các dịch vụ chuyển tiếp của học sinh, nên đó cũng là một phần chính của quy trình lập kế hoạch ITP.
Giáo Dục Nghề Nghiệp và Phát Triển Nghề Nghiệp Được Thiết Kế Đặc Biệt cho người khuyết tật, có thể bao gồm:
(1) Cung cấp các chương trình trước khi đi làm, thiết lập các chương trình đào tạo công việc, hỗ trợ sắp xếp việc làm, hướng dẫn người đào tạo công việc và chủ lao động theo nhu cầu riêng của cá nhân, phối hợp các dịch vụ với Sở Phục Hồi Chức Năng và các cơ quan khác;
(2) Điều phối và sửa đổi chương trình giáo dục nghề nghiệp thông thường;
(3) Hỗ trợ các cá nhân phát triển thái độ, sự tự tin và năng lực nghề nghiệp để tìm kiếm, bảo đảm và duy trì việc làm trong cộng đồng hoặc môi trường được bảo vệ và cho phép các cá nhân đó trở thành thành viên tham gia của cộng đồng;
(4) Duy trì liên lạc theo lịch trình thường xuyên với tất cả các cơ sở làm việc và người đào tạo tại chỗ;
[5 C.C.R. Sec. 3051.14.]
(1.74) Việc Làm Được Hỗ Trợ là gì?
“Việc làm được hỗ trợ” là tùy chọn sắp xếp nghề nghiệp chủ yếu được sử dụng cho người khuyết tật phát triển. Theo luật tiểu bang (“Đạo Luật Lanterman”), tùy chọn này có nghĩa là công việc được trả lương trong một môi trường hòa nhập tại cộng đồng nơi những người khuyết tật và không khuyết tật tương tác. Người lao động có thể được thuê bởi nhà tuyển dụng trong cộng đồng, theo cách trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng với (Trung Tâm Khu Vực hoặc Sở Phục Hồi Chức Năng) với cơ quan việc làm được hỗ trợ. Thông thường, các dịch vụ hỗ trợ liên tục được cung cấp cho nhân viên để họ có thể giữ được công việc. [California Welfare and Institutions Code (Cal. Welf. & Inst. Code) Secs. 4851(n)- (p).] Tùy chọn sắp xếp nghề nghiệp này cũng nên được cung cấp cho những người bị các loại khuyết tật khác.
(1.75) Sở Phục Hồi Chức Năng California có trách nhiệm trong việc hỗ trợ con tôi chuyển từ giáo dục đặc biệt sang cuộc sống trưởng thành sau khi ra trường không?
Có. Cơ quan phục hồi nghề nghiệp của mỗi tiểu bang phải có chính sách và thủ tục phối hợp giữa cơ quan và các nhân viên giáo dục chịu trách nhiệm về giáo dục đặc biệt. Sở Phục Hồi Chức Năng California phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các học khu trong việp lập kế hoạch và dịch vụ chuyển tiếp trong các lĩnh vực như phục hồi chức năng nghề nghiệp và phát triển IEP. [29 U.S.C. Sec. 721(a)(11)(D).] Xem Chương 10 để biết thêm Thông Tin về Dịch Vụ Chuyển Tiếp, bao gồm Giáo Dục Nghề Nghiệp.
(1.76) Hệ Thống Đánh Giá Kết Quả Học Tập và Tiến Bộ của Học Sinh California (California Assessment of Student Performance and Progress, CAASPP) là gì?
CAASPP là hệ thống kiểm tra thành tích học sinh California cho môn Nghệ Thuật Anh Ngữ/Đọc Hiểu (English Language Arts/Literacy, ELA) và toán học dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 và 11. Hệ thống đó bao gồm Bài Kiểm Tra Khoa Học California (California Science Test, CAST) dành cho học sinh lớp 5, 8 và một trong các lớp 10, 11 hoặc 12 khi học sinh đang được hướng dẫn khoa học. [Title 5 California Code of Regulations (.C.C.R) Sec. 851.5. Hệ thống CAASPP đã thay thế Chương Trình Kiểm Tra và Báo Tiêu Chuẩn (Standardized Testing and Reporting, STAR) bắt đầu từ năm học 2014-15. [California Education Code (Cal. Ed. Code) Sec. 60640.]
Các phần ELA và toán học của bài kiểm tra dựa trên Tiêu Chuẩn Tiểu Bang Cốt Lõi Chung (Common Core State Standards, CCSS), là một bộ tiêu chuẩn thành tích giáo dục mà California và một số tiểu bang khác đã áp dụng từ năm 2010. CCSS mô tả những gì học sinh nên biết và có thể làm trong từng lĩnh vực môn học ở mỗi cấp lớp này. CAST đo lường những gì học sinh nên biết và có thể làm bằng cách sử dụng Tiêu Chuẩn Khoa Học Thế Hệ Mới của California, tập trung vào việc tìm hiểu các khái niệm khoa học trong khoa học đời sống, khoa học trái đất và không gian, cũng như khoa học vật lý.
Học sinh có IEP đang học từ lớp ba đến lớp tám và lớp mười một không thể làm kiểm tra CAASPP ngay cả khi có điều chỉnh phù hợp, và phụ huynh không miễn trẻ khỏi chương trình, có thể được làm bài kiểm tra thay thế với tên gọi Thẩm Định Thay Thế của California (California Alternate Assessment, CAA). Xem Chương 11 Thông Tin về Thẩm Định Toàn Khu Vực/Yêu Cầu Tốt Nghiệp.
(1.77) Các yêu cầu để nhận bằng tốt nghiệp trung học ở California là gì?
Tất cả học sinh trung học công lập điển hình phải hoàn thành những nội dung được gọi là “khóa học theo quy định”. Khóa học theo quy định là danh sách 13 khóa học theo yêu cầu của tiểu bang để nhận bằng tốt nghiệp. Đó là những khóa học sau đây:
(1) ba khóa học tiếng Anh
(2) hai khóa học toán học (bao gồm cả Đại Số I)
(3) ba khóa học khoa học xã hội (Lịch sử và địa lý Hoa Kỳ; lịch sử thế giới, văn hóa và địa lý và mỗi học kỳ một khóa học Chính phủ và kinh tế Mỹ)
(4) hai khóa học khoa học (sinh học và vật lý)
(5) hai khóa học giáo dục thể chất
(6) một khóa học ngoại ngữ hoặc nghệ thuật thị giác và biểu diễn hoặc giáo dục kỹ thuật
[Cal. Ed. Code Sec. 51224.5 and 51225.3.]
Học khu phải đảm bảo rằng học sinh hoàn thành khóa học theo quy định trước khi cấp bằng, nhưng học khu địa phương có thể bổ sung vào yêu cầu. [Cal. Ed. Code Sec. 51225.3(a)(1)&(2).] Quý vị nên liên hệ với học khu địa phương để tìm hiểu xem có bất kỳ khóa học bổ sung hoặc yêu cầu nào khác, chẳng hạn như Dự Án Cao Cấp (Senior Project), áp dụng trong học khu của mình không.
(1.78) Có cách nào khác để hoàn thành khóa học theo quy định không?
Có. Hội đồng giáo dục của học khu địa phương “có sự tham gia tích cực” của phụ huynh, nhân viên quản lý, giáo viên và học sinh, sẽ áp dụng các phương thức thay thế cho học sinh để hoàn thành khóa học theo quy định. (Khóa học theo quy định có nghĩa là số lượng bài học hoặc khóa học tối thiểu học sinh phải hoàn thành trong các lĩnh vực môn học khác nhau để tốt nghiệp trung học). Điều này có thể bao gồm: thể hiện thực tế các kỹ năng và năng lực, kinh nghiệm làm việc được giám sát hoặc kinh nghiệm bên ngoài trường học khác, các lớp giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, các khóa học được cung cấp bởi các trung tâm hoặc chương trình nghề nghiệp khu vực, khóa học liên ngành, khóa học độc lập và tín chỉ nhận được ở trường cao đẳng hoặc đại học. [Cal. Ed. Code Sec. 51225.3(b).]
Nếu nhóm IEP đã cá nhân hóa một khóa học cho một học sinh cụ thể, thì khóa học đó sẽ trở thành “khóa học theo quy định” để đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp. [Cal. Ed. Code Secs. 51225.3(b) & 56345(b)(1).] Phụ huynh nên bao gồm một tuyên bố bằng văn bản trong bản IEP rằng khóa học cá nhân của học sinh đáp ứng yêu cầu đó.
Học sinh cũng sẽ được phép thực hiện các bài kiểm tra CAASPP có điều chỉnh mà không làm “thay đổi căn bản những gì các bài kiểm tra đo lường hoặc làm ảnh hưởng đến tính tương đương của điểm số”. Những bài kiểm tra này cũng phải được nêu rõ trong kế hoạch IEP hoặc Mục 504 của trẻ.
(1.79) Nếu con tôi đáp ứng các yêu cầu tốt nghiệp và nhận bằng tốt nghiệp, khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt có chấm dứt không?
Có. Việc tốt nghiệp với bằng tốt nghiệp trung học chính quy sẽ khiến con quý vị không còn hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Việc tốt nghiệp với bằng tốt nghiệp chính quy sẽ là thay đổi việc xếp lớp dành cho học sinh giáo dục đặc biệt. [34 C.F.R. Sec. 300.102(a)(3)(i); Cal. Ed. Code Secs. 56026.1(a), 56500.5.] Học khu phải gửi cho quý vị một thông báo trước bằng văn bản (một khoảng thời gian hợp lý trước sự thay đổi việc xếp lớp này) bao gồm: mô tả về những gì học khu dự định thực hiện, giải thích về lý do cho hành động, mô tả về bất kỳ lựa chọn thay thế nào mà học khu đã cân nhắc và lý do tại sao những lựa chọn thay thế đó bị từ chối, mô tả các báo cáo, bài kiểm tra và quy trình hành động được dựa trên, các nguồn để liên hệ để giúp phụ huynh hiểu quy định giáo dục đặc biệt, cũng như thông báo về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục. [34 C.F.R. Secs. 300.102(a)(3)(iii) & 300.503; Cal. Ed. Code Sec. 56500.4.]
(1.80) Khi con tôi đủ 18 tuổi, con tôi sẽ bắt đầu đưa ra quyết định liên quan đến IEP hay tôi sẽ tiếp tục là người ra quyết định cho mục đích giáo dục?
Khi học sinh đủ 18 tuổi, thẩm quyền đưa ra quyết định giáo dục sẽ chuyển từ phụ huynh sang học sinh, trừ khi học sinh được xác định là không đủ năng lực theo luật California. Học khu phải thông báo cho cả quý vị và con quý vị về việc chuyển giao quyền và phải cung cấp thông báo về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục không muộn hơn một năm trước khi con quý vị tròn 18 tuổi. [34 C.F.R. Sec. 300.520; Cal. Ed. Code Secs. 56041.5 & 56043(g)(3).]
(1.81) Nếu con tôi không nhận được bằng tốt nghiệp chính quy, nhưng nhận được chứng chỉ thành tích hoặc hoàn thành, liệu con tôi có còn hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt không?
Con quý vị vẫn hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho đến khi đủ 22 tuổi, trừ khi trẻ đáp ứng các yêu cầu tốt nghiệp trước thời gian đó. [34 C.F.R. Sec. 300.102(a)(3)(ii); Cal. Ed. Code Secs. 56026(c)(4) & 56026.1.] Tuy nhiên, trẻ chưa tốt nghiệp có thể nhận được “chứng chỉ thành tích” (“chứng chỉ hoàn thành”) vào cuối năm cuối cấp thông thường hoặc bất cứ lúc nào trước khi trẻ rời học khu ở tuổi 22. Chứng chỉ có thể cung cấp một vài sự công nhận cho những học sinh đáp ứng mục tiêu của IEP hoặc hoàn thành khóa học thay thế theo quy định, nhưng những học sinh đó sẽ không nhận được bằng tốt nghiệp chính quy. Chứng chỉ cũng được tạo ra để vượt qua sự phản đối của các quan chức học khu, những người tin rằng học sinh giáo dục đặc biệt không nên tham gia các buổi lễ tốt nghiệp với các bạn đồng trang lứa khi trẻ không được cấp bằng tốt nghiệp chính quy. Do chứng chỉ không kết thúc khả năng hội đủ điều kiện, học sinh nhận được chứng chỉ có thể tiếp tục phấn đấu để nhận bằng tốt nghiệp chính quy. [Cal. Ed. Code Secs. 56390 & 56392.] Xem phần Hỏi Đáp #1 trong Chương 3 để biết thêm thông tin chi tiết.
(1.82) Nếu con tôi nhận được chứng chỉ thành tích hoặc hoàn thành, con tôi có thể tham gia lễ tốt nghiệp và các hoạt động liên quan không?
Theo luật tiểu bang, học sinh nhận được chứng chỉ thành tích hoặc hoàn thành có quyền tham gia các buổi lễ tốt nghiệp và bất kỳ hoạt động nào của trường liên quan đến tốt nghiệp. [Cal. Ed. Code Sec. 56391.] Xem Chương 11, Thông Tin về Thẩm Định Toàn Khu Vực/Yêu Cầu Tốt Nghiệp.
(1.83) Có dịch vụ nào cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị khuyết tật được phục vụ theo luật giáo dục đặc biệt của liên bang không?
Có. Phần C của IDEA quy định chương trình “can thiệp sớm” của liên bang cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, từ sơ sinh đến hai tuổi. Thuật ngữ “trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị khuyết tật” có nghĩa là trẻ em dưới ba tuổi cần dịch vụ can thiệp sớm vì chúng bị chậm phát triển trong các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ và lời nói, phát triển về mặt xã hội hoặc cảm xúc hoặc kỹ năng tự trợ giúp. Ngoài ra, thuật ngữ này cũng bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có tình trạng tâm thần hoặc thể chất được chẩn đoán thường dẫn đến chậm phát triển. Tiểu bang cũng có thể quy định thuật ngữ này bao gồm cả trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ bị chậm phát triển đáng kể”. Tiêu chí cho các định nghĩa này sẽ được xác định bởi mỗi tiểu bang. California đã áp dụng tiêu chí có nguy cơ này. [34 C.F.R. Sec. 303.13; Cal. Gov. Code Sec. 95014(a)]
(1.84) California có luật riêng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không?
Có. Đạo Luật về Dịch Vụ Can Thiệp Sớm của California được thiết lập “để cung cấp một hệ thống các chương trình phối hợp, toàn diện, tập trung vào gia đình, đa ngành, chương trình liên cơ quan, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ can thiệp sớm phù hợp và hỗ trợ cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng như gia đình của trẻ hội đủ điều kiện”. [Cal. Gov. Code Sec. 95002.]
(1.85) Cơ quan nào chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi?
CDE chịu trách nhiệm quản lý các dịch vụ và cung cấp các chương trình giáo dục cho trẻ sơ sinh đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Chỉ bị khuyết tật “có tỷ lệ mắc thấp” — các tình trạng xảy ra ở dưới 1% số học sinh, mà chỉ bị khiếm thị, khiếm thính hoặc khiếm khuyết hình thể nghiêm trọng, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các tình trạng đó;
(2) Yêu cầu dịch vụ và chương trình giáo dục đặc biệt chuyên sâu.
Trung tâm khu vực địa phương chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ can thiệp sớm cho tất cả các trẻ sơ sinh hội đủ điều kiện khác, bao gồm cả trẻ chậm phát triển hoặc có nguy cơ chậm phát triển. [Cal. Ed. Code Secs. 56026 & 56026.5; Cal. Gov. Code Sec. 95008; Cal. Welf. & Inst. Code Sec. 4435; 5 C.C.R. Sec. 3031.]
Các gia đình nên có trách nhiệm dịch vụ được quy định rõ ràng trong Chương Trình Dịch Vụ Gia Đình Cho Từng Cá Nhân (Individualized Family Service Plan, IFSP) của con họ. [Cal. Gov. Code Sec. 95014(d).]
(1.86) Các tiêu chí đủ điều kiện nhận dịch vụ can thiệp sớm (“Bắt Đầu Sớm”) ở California là gì?
Ở California, trẻ dưới 3 tuổi hội đủ điều kiện nhận những dịch vụ mà tiểu bang gọi là dịch vụ “Bắt Đầu Sớm” nếu sau khi thẩm định, trẻ đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(1) Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị chậm phát triển ở một hoặc nhiều trong năm lĩnh vực sau: phát triển nhận thức, phát triển thể chất và vận động; bao gồm cả thị giác và thính giác; phát triển giao tiếp; phát triển về mặt xã hội hoặc cảm xúc; hoặc phát triển thích nghi. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị chậm phát triển là những trẻ được xác định là có sự khác biệt đáng kể giữa mức độ phát triển được kỳ vọng cho độ tuổi của chúng và mức độ thực hiện chức năng hiện tại của chúng. Quyết định này sẽ được thực hiện bởi nhân viên có trình độ, mà nhân viên đó được công nhận bởi, hoặc thuộc một nhóm đa ngành, bao gồm cả phụ huynh. Sự khác biệt đáng kể được xác định ở mức phát triển chậm 33 phần trăm trong một hoặc nhiều lĩnh vực phát triển;
(2) Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có các tình trạng nguy cơ đã xác định là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có các tình trạng nguyên nhân xác định hoặc các tình trạng có hậu quả phát triển gây hại đã xác định. Các tình trạng sẽ được chẩn đoán bởi nhân viên có trình độ, mà nhân viên đó được công nhận bởi, hoặc thuộc một nhóm đa ngành, bao gồm cả phụ huynh. Tình trạng sẽ được chứng nhận là có xác suất cao dẫn đến sự chậm phát triển nếu sự chậm phát triển là không rõ ràng tại thời điểm chẩn đoán;
(3) Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nguy cơ cao bị khuyết tật phát triển đáng kể do yếu tố rủi ro y sinh kết hợp, sự xuất hiện của yếu tố được chẩn đoán bởi nhân viên có trình độ, mà nhân viên đó được công nhận bởi, hoặc thuộc một nhóm đa ngành, bao gồm cả phụ huynh.
[Cal. Gov. Code Sec. 95014(a).]
(1.87) Những dịch vụ nào được bao gồm trong Phần C cho trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi?
Các dịch vụ có sẵn trong Phần C được cung cấp bởi trung tâm khu vực hoặc học khu (tại nhà hoặc tại trung tâm, cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ) và hầu như luôn miễn phí. Chúng phải được thiết kế để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
Dịch vụ có thể bao gồm: các thiết bị và dịch vụ công nghệ hỗ trợ; dịch vụ thính giác; đào tạo gia đình; tư vấn và thăm khám tại gia; dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bao gồm đặt ống thông, chăm sóc mở thông khí quản, cho ăn bằng ống truyền thức ăn, thay băng và túi hậu môn giả và tư vấn bác sĩ); dịch vụ y tế chỉ dành cho mục đích chẩn đoán hoặc đánh giá; dịch vụ điều dưỡng; dịch vụ dinh dưỡng; liệu pháp nghề nghiệp và vật lý; dịch vụ tâm lý; dịch vụ công tác xã hội; dịch vụ điều phối dịch vụ; hướng dẫn đặc biệt; dịch vụ lời nói và ngôn ngữ; chi phí đi lại và các chi phí liên quan; dịch vụ thị giác; dịch vụ chăm sóc tạm thời (phải xác định rằng nhu cầu có liên quan đến sự chậm phát triển của trẻ) và các dịch vụ hỗ trợ gia đình khác. [20 U.S.C. Sec. 1432(4); 34 C.F.R. Secs. 303.12(d) & 303.13; 17 C.C.R. Sec. 52000(b)(13).] Để biết thêm thông tin về Dịch Vụ Can Thiệp Sớm, hãy tham khảo Chương 12.
(1.88) Các học khu có chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ em từ ba đến năm tuổi không?
Có. Theo luật của California, tất cả các học khu đều có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho tất cả trẻ em hội đủ điều kiện trong độ tuổi từ ba đến năm tuổi. [Cal. Ed. Code Secs. 56001(b) & 56440(c).]
Nếu trẻ đã nhận được dịch vụ “can thiệp sớm” hoặc “Bắt Đầu Sớm” từ học khu, học khu phải đảm bảo rằng trẻ sẽ được trải qua quá trình chuyển tiếp suôn sẻ và hiệu quả sang chương trình mẫu giáo. [20 U.S.C. Sec. 1437(a)(9); Cal. Ed. Code Sec. 56426.9(a).] Học khu cũng phải đảm bảo rằng chương trình giáo dục cá nhân [IEP] đã được phát triển và đang được thực hiện vào thời điểm sinh nhật thứ ba của trẻ. [34 C.F.R. Sec. 300.124(b); Cal. Ed. Code Sec. 56426,9(b).] Nếu trẻ lên ba trong những tháng mùa hè, nhóm IEP phải xác định ngày bắt đầu dịch vụ IEP. [Cal. Ed. Code Sec. 56426.9(d).] Học khu phải tham gia vào các hội nghị lập kế hoạch chuyển tiếp do trung tâm khu vực sắp xếp. [20 U.S.C. Sec. 1437(a)(9); Cal. Ed. Code Sec. 56426.9(c).] Xem Chương 12, Thông Tin về Các Dịch Vụ Can Thiệp Sớm.
(1.89) Các tiêu chí đủ điều kiện đối với trẻ bị khuyết tật từ ba đến năm tuổi là gì?
Tiêu chí hội đủ điều kiện cho trẻ mẫu giáo giống với tiêu chí cho trẻ đang tuổi đi học. Để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, trẻ phải có một trong những tình trạng khuyết tật sau:
- Tự kỷ
- Điếc và mù;
- Điếc;
- Rối loạn cảm xúc;
- Khiếm thính;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Nhiều loại khuyết tật;
- Khiếm khuyết hình thể;
- Suy giảm sức khỏe khác (bao gồm rối loạn thiếu tập trung hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý);
- Khuyết tật học tập cụ thể;
- Khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ trong một hay nhiều phương diện bao gồm giọng nói, sự lưu loát, ngôn ngữ và cách phát âm;
- Chấn thương sọ não;
- Khiếm thị; hoặc
- Khuyết tật y tế được xác định.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí của một hoặc nhiều tình trạng khuyết tật, trẻ phải cần “hướng dẫn hoặc dịch vụ được thiết kế đặc biệt” để đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Ngoài ra, trẻ phải có những nhu cầu không thể đáp ứng bằng cách sửa đổi nhà hoặc trường học (hoặc cả hai) mà không cần theo dõi hoặc hỗ trợ liên tục. [Cal. Ed. Code Secs. 56441.11(b)(2) & (3).]
(1.90) Có những dịch vụ hướng dẫn nào dành cho đứa con đang ở độ tuổi mẫu giáo của tôi?
Quyền và dịch vụ dành cho trẻ từ ba đến năm tuổi theo IDEA cũng giống như quyền dành cho trẻ từ năm đến 22 tuổi. Theo IDEA, dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu đặc biệt của con quý vị theo luật liên bang. IPE của con quý vị phải bao gồm các dịch vụ này và tuyên bố về các lĩnh vực cần thiết. Các dịch vụ này có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:
(1) Quan sát và giám sát trẻ;
(2) Hoạt động được phát triển để phù hợp với IEP của trẻ và để tăng cường sự phát triển của trẻ;
(3) Tham khảo ý kiến gia đình, giáo viên mẫu giáo và các nhà cung cấp dịch vụ khác;
(4) Hỗ trợ phụ huynh trong việc điều phối dịch vụ;
(5) Cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng chơi và trước khi học tập cũng như lòng tự trọng; và
(6) Tiếp cận các thiết bị phù hợp về mặt phát triển và vật liệu chuyên dụng.
[Cal. Ed. Code Sec. 56441.3(a).] Xem Chương 4, Thông Tin về Quy Trình IEP.
(1.91) Ai hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục “khiếm khuyết sức khỏe khác”?
Học sinh đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục này có sức lực, sức sống hoặc sự tỉnh táo hạn chế, (bao gồm cả sự cảnh giác cao độ đối với các kích thích từ môi trường, dẫn đến sự tỉnh táo hạn chế đối với môi trường giáo dục) do các vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính bao gồm, nhưng không giới hạn ở: bệnh tim, ung thư, bệnh bạch cầu, sốt thấp khớp, bệnh thận mãn tính, xơ nang, hen suyễn, động kinh, nhiễm độc chì, tiểu đường, bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm khác, rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh máu khó đông, viêm thận, rối loạn thiếu tập trung hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý, hội chứng Tourette, mà gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của học sinh. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(9); 5 C.C.R. Sec. 3030(f).] “Ảnh hưởng bất lợi" tới kết quả học tập có thể được đo lường bằng điểm số của học sinh nhưng cũng có thể bao gồm việc xem xét các cách khác, trong đó tình trạng của học sinh ảnh hưởng đến các hoạt động trong trường học của trẻ. Xem Chương 14, Thông Tin về Quyền của Học Sinh có Tình Trạng Sức Khỏe Nghiêm Trọng.
(1.92) Con tôi đang ở độ tuổi mẫu giáo có thể tham gia hoạt động giáo dục với trẻ không khuyết tật không?
Có. Các yêu cầu của IDEA liên quan đến việc giáo dục trẻ trong “môi trường ít hạn chế nhất” (least restrictive environment, LRE) áp dụng cho trẻ mẫu giáo khuyết tật. [34 C.F.R. Sec. 300.116.] Học khu phải cung cấp chương trình với bạn bè không khuyết tật nếu nhóm IEP của trẻ xác định rằng điều này phù hợp. Tuy nhiên, nếu học khu không có chương trình mẫu giáo cho trẻ không khuyết tật, thì liên bang không yêu cầu thiết lập các chương trình mẫu giáo toàn học khu chỉ nhằm mục đích thực hiện yêu cầu về LRE. Xem Chương 7, Thông Tin về Môi Trường Ít Hạn Chế Nhất. và Chương 13, Thông Tin về Dịch Vụ Giáo Dục Mẫu Giáo.
(1.93) Con tôi bị bệnh hoặc tình trạng nghiêm trọng, hoặc đang hồi phục sau tai nạn hoặc phẫu thuật, điều đó sẽ khiến con tôi không đến trường trong một thời gian ngắn. Con tôi có thể nhận được bất kỳ dịch vụ đặc biệt nào để giúp con tôi vẫn theo kịp vói chương trình giáo dục hiện tại không?
Có. Học sinh ghi danh vào trường công lập có các tình trạng mà Bộ Luật Giáo Dục của California gọi là tình trạng khuyết tật tạm thời — mà trong đó trẻ không thể hoặc không nên tham gia các lớp học thông thường hoặc chương trình giáo dục thay thế — có thể nhận được hướng dẫn cá nhân, ngay cả khi trẻ không hội đủ điều kiện theo luật giáo dục đặc biệt hoặc Mục 504. Theo Bộ Luật Giáo Dục California, “khuyết tật tạm thời” có nghĩa là khuyết tật về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc xảy ra trong khi học sinh ghi danh vào lớp học ban ngày thông thường hoặc chương trình giáo dục thay thế và sau đó trẻ được dự kiến một cách hợp lý là có thể trở lại trường. “Hướng dẫn cá nhân” nghĩa là hướng dẫn được cung cấp cho học sinh tại nhà, trong bệnh viện hoặc hầu hết các cơ sở sức khỏe nội trú khác. Khuyết tật tạm thời sẽ không bao gồm khuyết tật khiến học sinh được xác định là cá nhân có nhu cầu đặc biệt. (Cal. Ed. Code Sec. 48206.3.]
(1.94) Ai sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hướng dẫn cá nhân cho con tôi khi con tôi ở nhà hay đang nằm viện tạm thời?
Trong khi con quý vị đang ở nhà, học khu nơi quý vị cư trú có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn cá nhân. Nếu con quý vị nằm viện tại một bệnh viện trong học khu cư trú của quý vị, học khu đó sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn cá nhân. Nếu con quý vị nằm viện tại một bệnh viện ở ngoài học khu cư trú của quý vị, học khu nơi đặt bệnh viện đó sẽ có trách nhiệm hướng dẫn. [Cal. Ed. Code Secs. 48206.3(a) & 48207.]
(1.95) Con tôi là một học sinh giáo dục đặc biệt nhưng phải được giáo dục tại nhà trong một thời gian do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng khuyết tật của con tôi. Học khu cho biết họ sẽ cung cấp một giờ “hướng dẫn tại nhà” mỗi ngày và không có dịch vụ liên quan. Học khu có thể làm vậy không?
Hướng dẫn tại nhà (đôi khi được gọi là “nhà/bệnh viện”) là một lựa chọn sắp xếp giáo dục dành cho học sinh khuyết tật mà không thể học trong môi trường trường học công lập. Thông thường, học sinh trong cách sắp xếp này có nhu cầu sức khỏe quan trọng hoặc những thách thức quan trọng về hành vi.
Tất cả học sinh giáo dục đặc biệt được hưởng một chương trình cá nhân gồm các hướng dẫn chuyên biệt và các dịch vụ liên quan được thiết kế để đáp ứng nhu cầu riêng của học sinh và mang lại lợi ích giáo dục. [Board of Education v. Rowley, 102 S. Ct. 3034 (U.S. 1982).] Giới hạn tùy ý về một hoặc hai giờ hướng dẫn tại nhà mỗi ngày mà không có thẩm định cá nhân về việc sắp xếp và các dịch vụ liên quan sẽ không được thiết kế theo nhu cầu riêng của con quý vị. Do đó, bất kỳ chương trình hướng dẫn tại nhà nào, bao gồm nhu cầu về các dịch vụ liên quan, phải được phát triển tại cuộc họp nhóm IEP và dựa trên nhu cầu cá nhân của con quý vị. Xem Chương 4, Thông Tin về Quy Trình IEP.
(1.96) Tôi có phải mua bất kỳ thiết bị cần thiết nào, như máy tính hoặc công nghệ khác, nếu con tôi nhận được hướng dẫn tại nhà không?
Không. Bất kỳ thiết bị hoặc công nghệ nào cần thiết để cho phép con quý vị hưởng lợi từ hướng dẫn tại nhà, tiếp cận và đạt được tiến bộ trong chương trình giảng dạy chung, hoặc để đảm bảo tiến trình trong các mục tiêu IEP hoặc Mục 504 phải được cung cấp như một phần của FAPE. [20 U.S.C. Sec. 1401(9); 34 C.F.R. Secs. 104.33(c)(1) & 300.105.] Nếu học sinh khuyết tật tạm thời (không phải là học sinh 504 hoặc giáo dục đặc biệt) cần sử dụng thiết bị, quý vị nên lập luận rằng thiết bị phải được học khu cung cấp để tạo điều kiện cho việc hướng dẫn tại nhà theo yêu cầu. [Cal. Ed. Code Sec. 48206.3.]
(1.97) Nếu con tôi mắc bệnh truyền nhiễm, học khu có thể từ chối cung cấp người hướng dẫn tại nhà hoặc cấm con tôi đi học trên cơ sở rủi ro cho nhân viên hoặc những đứa trẻ khác không?
Theo quy định của tiểu bang, học sinh "đang nhiễm bất kỳ bệnh truyền nhiễm hoặc lây nhiễm nào không được có mặt tại bất kỳ trường công lập nào". [5 C.C.R. Sec. 202.] Tuy nhiên, chính sách của học khu từ chối việc hướng dẫn tại nhà hoặc việc đi học của học sinh mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ truyền bệnh cho người khác sẽ được tòa án kiểm tra kỹ lưỡng. Ít nhất một tòa án đã cho rằng các yếu tố sau đây phải được xem xét: 1) Nguy cơ thực sự về cách truyền bệnh lớn đến mức nào; 2) Khoảng thời gian của nguy cơ; 3) Mức độ nguy hiểm của rủi ro xét về hậu quả của sự lây nhiễm; 4) Khả năng truyền bệnh; và 5) Các bước hợp lý có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro. [Martinez v. School Board of Hillsboro County, 861 F.2d 1502 (11th Cir. 1988).]
(1.98) Con tôi cần dùng thuốc trong thời gian ở trường. Trường học phải hỗ trợ gì để đảm bảo thực hiện được việc đó? Con tôi có thể tự sử dụng thuốc không?
Luật tiểu bang quy định rằng học khu có thể sử dụng y tá trường học hoặc những người khác để hỗ trợ học sinh dùng thuốc nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được ủy quyền của học sinh chỉ định phương pháp, số lượng và thời gian cho dùng thuốc (và bất kỳ thông tin liên quan nào khác theo yêu cầu của trường); và nếu phụ huynh cung cấp yêu cầu bằng văn bản cho việc hỗ trợ này. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được ủy quyền là người được cấp phép kê đơn thuốc ở California. [5 C.C.R. Secs. 600 & 601(a); Cal. Ed. Code Sec. 49423.]
Con quý vị có thể mang theo và tự dùng epinephrine tự động tiêm theo toahoặc thuốc hen suyễn dạng hít cho bệnh hen suyễn nếu học khu nhận được một số tuyên bố nhất định bằng văn bản từ quý vị và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị. Tuyên bố của bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của học sinh sẽ bao gồm tên, phương pháp, liều lượng và lịch trình thời gian dùng thuốc. Quý vị sẽ được yêu cầu chấp thuận bằng văn bản cho con quý vị tự dùng thuốc và nhân viên nhà trường để liên lạc trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị. [Cal Ed. Code Secs. 49423(a) and (b)(2).] Ngoài ra, học khu có thể cung cấp dụng cụ tiêm tự động epinephrine cho nhân viên được đào tạo để cung cấp hỗ trợ y tế khẩn cấp cho những người gặp phải phản ứng phản vệ. [Cal. Ed. Code Sec. 49414(a).]
Ngoài ra, nếu con quý vị bị tiểu đường và có thể tự kiểm tra và theo dõi mức đường huyết, trẻ sẽ được phép kiểm tra mức đường huyết của mình và tự chăm sóc bệnh tiểu đường tại trường theo yêu cầu bằng văn bản của quý vị. Việc này có thể diễn ra trong lớp học hoặc bất kỳ khu vực nào khác trong trường, trong bất kỳ hoạt động nào liên quan đến nhà trường và (theo yêu cầu cụ thể của quý vị) ở một địa điểm riêng tư. Quý vị cũng sẽ cần phải cung cấp ủy quyền từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ. [Cal. Ed. Code Sec. 49414.5(c).] Xem Chương 14, Thông Tin về Quyền của Học Sinh có Tình Trạng Sức Khỏe Nghiêm Trọng.
(1.99) Điều gì xảy ra với chương trình giáo dục đặc biệt của con tôi nếu chúng tôi chuyển từ học khu này sang học khu khác?
Trong năm học, khi một học sinh chuyển đến một học khu mới không thuộc Khu Vực Kế Hoạch Địa Phương Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education Local Plan Area, SELPA), học khu mới phải cung cấp cho học sinh FAPE, bao gồm các dịch vụ tương đương với các dịch vụ trong IEP của học khu trước đó của trẻ trong 30 ngày đầu tiên theo học ở học khu mới. (SELPA là một đơn vị hành chính ở California bao gồm một học khu lớn hoặc một tập hợp các học khu nhỏ hơn, chứa các tài nguyên giáo dục đặc biệt). Trong 30 ngày đầu tiên, học khu mới phải thông qua IEP từ học khu trước đó hoặc xây dựng và thực hiện một IEP mới phù hợp với luật giáo dục đặc biệt của liên bang và tiểu bang. [Cal. Ed. Code Sec. 56325(a)(1).]
Nếu học sinh chuyển đến một học khu mới nằm trong cùng một SELPA, học khu mới phải tiếp tục, không được trì hoãn, cung cấp các dịch vụ tương đương với các dịch vụ trong IEP trước, trừ khi phụ huynh và học khu phát triển và thực hiện IEP mới. [Cal. Ed. Code Sec. 56325(a)(2).]
Nếu học sinh chuyển đến California với IEP từ một tiểu bang khác, học khu mới của trẻ phải cung cấp FAPE cho trẻ, bao gồm các dịch vụ tương đương với các dịch vụ trong IEP trước đó của trẻ, sau khi tham khảo ý kiến của phụ huynh, cho đến khi học khu mới tiến hành bất kỳ thẩm định mới nào và sau đó phát triển IEP mới. [Cal. Ed. Code Sec. 56325(a)(3).] Học khu mới của học sinh phải thực hiện các bước hợp lý để kịp thời nhận được hồ sơ nhà trường. [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(2)(C)(ii); 34 C.F.R. Secs. 300.323(e) & (f); Cal. Ed. Code Sec. 56325(b)(1).]
(1.100) Tôi có quyền gì nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi hoặc tôi không nói được tiếng Anh?
Các gia đình không nói hoặc viết tiếng Anh như là ngôn ngữ chính của họ có quyền tham gia đầy đủ vào các thủ tục giáo dục đặc biệt. Các quyền này bao gồm:
(1) Quyền có một bản sao của tài liệu IEP bằng ngôn ngữ chính của phụ huynh theo yêu cầu của phụ huynh. [5 C.C.R. Sec. 3040(a).]
(2) Quyền được thông báo đầy đủ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của phụ huynh hoặc phương thức giao tiếp khác về tất cả các thông tin liên quan đến một hoạt động của học khu mà yêu cầu phải có sự chấp thuận của phụ huynh. [34 C.F.R. Sec. 300.9; Cal. Ed. Code Sec. 56021.1.]
(3) Quyền có được thẩm định dành cho trẻ có trình độ tiếng Anh hạn chế bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc phương thức giao tiếp khác và ở dạng có khả năng mang lại thông tin chính xác về những gì trẻ biết và có thể thực hiện về mặt học thuật, chức năng và phát triển. [34 C.F.R. Sec. 300.304(c)(1); Cal. Ed. Code Sec. 56320.]
(4) Quyền có thông dịch viên tại các cuộc họp IEP. [34 C.F.R. Sec. 300.322(e).]
(5) Quyền được nhận thông báo bằng văn bản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của phụ huynh hoặc phương thức giao tiếp khác, trong khoảng thời gian hợp lý trước khi học khu đề xuất (hoặc từ chối) bắt đầu hoặc thay đổi danh mục xác định của học sinh giáo dục đặc biệt, dữ liệu đánh giá của trẻ, việc xếp lớp của trẻ, hoặc bất cứ điều gì về cách thức học khu đang cung cấp FAPE. [34 C.F.R. Sec. 300.503(c)(1).]
(6) Quyền nghe trình bày kế hoạch thẩm định cho phụ huynh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc phương thức giao tiếp khác. [Cal. Ed. Code Sec. 56321(b)(2).]
(7) Quyền có thông dịch viên tại phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. [5 C.C.R. Sec. 3082(d).] Mặc dù không được nêu cụ thể, phụ huynh cũng nên được thông dịch viên hỗ trợ tại các cuộc họp hòa giải. [5 C.C.R. Sec. 3086(b)(3).]
(8) Quyền nhận được Thông Báo Về Biện Pháp Bảo Vệ Theo Thủ Tục được cung cấp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của phụ huynh. [34 C.F.R. Sec. 300.504(d).]
(9) Quyền nhận được, theo yêu cầu, thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của phụ huynh liên quan đến thủ tục nộp đơn khiếu nại với các cơ quan bảo vệ trẻ em địa phương chống lại nhân viên trường học hoặc người khác có hành vi lạm dụng trẻ em đối với trẻ em tại địa điểm trường học. Nếu thông tin được truyền đạt bằng lời, phụ huynh phải được thông dịch viên hỗ trợ. [Cal. Ed. Code Sec. 48987.]
(1.101) Quyền nhận giáo dục phù hợp, miễn phí của con tôi có bị ảnh hưởng nếu con tôi không có giấy tờ không?
Không. Tất cả trẻ em ở Hoa Kỳ đều có quyền được học tại trường công miễn phí trong học khu nơi trẻ sinh sống. Bất kể tình trạng nhập cư của quý vị, nếu con quý vị bị khuyết tật và đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, trẻ có quyền được hưởng các dịch vụ giáo dục đặc biệt theo yêu cầu từ IEP của trẻ. [Plyler v. Doe, 457 U.S. 202 (1982).]
Trẻ em nhập cư không cần “thẻ xanh”, thị thực, hộ chiếu, số an sinh xã hội hoặc bất kỳ bằng chứng nào khác về quyền công dân hoặc tình trạng nhập cư để đăng ký đi học. Quý vị không phải và không nên kiểm tra với cơ quan di trú trước khi gửi con quý vị đến trường. Điều này là bất hợp pháp khi trường học yêu cầu quý vị làm như vậy.
Điều quan trọng khác là chỉ những trẻ em cần dịch vụ giáo dục đặc biệt mới nhận được các dịch vụ đó. Luật giáo dục đặc biệt yêu cầu việc kiểm tra khả năng hội đủ điều kiện và dịch vụ giáo dục đặc biệt cần xem xét đến các yếu tố ngôn ngữ và văn hóa. [34 C.F.R. Sec. 300.304(c); Cal. Ed. Code Sec. 56320.]
(1.102) Những học sinh đăng ký vào trường bán công có quyền giáo dục đặc biệt không?
Có. Trẻ khuyết tật theo học trường bán công có tất cả các quyền giáo dục đặc biệt có sẵn theo luật liên bang và tiểu bang. Trường bán công phải tuân thủ tất cả các quy trình và yêu cầu giáo dục đặc biệt của liên bang và tiểu bang, có thể được tổ chức theo một trong ba cách sau: 1) Nếu trường bán công là một phần của học khu địa phương, học khu có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho tất cả học sinh hội đủ điều kiện; 2) Nếu trường bán công chính là học khu của mình, trường bán công có trách nhiệm cung cấp giáo dục đặc biệt và phải tuân theo tất cả các thủ tục và quy chế của liên bang và tiểu bang; hoặc 3) Nếu không phải là một phần của học khu cũng không phải là học khu của chính mình, Tiểu Bang có trách nhiệm đảm bảo trường bán công đáp ứng tất cả các yêu cầu giáo dục đặc biệt. [34 C.F.R. Sec. 300.209; Cal. Ed. Code Sec. 47646.]
(1.103) Nếu tôi đưa con tôi vào trường tư thục hoặc tôn giáo, con tôi có quyền nhận IEP và dịch vụ giáo dục đặc biệt không?
Không. Luật liên bang chỉ trao cho học sinh khuyết tật trong tình huống này các quyền giới hạn đối với các dịch vụ giáo dục. Học sinh khuyết tật được bố mẹ cho vào học ở trường tư, bao gồm trường tôn giáo — tức là tự nguyện và “đơn phương” ghi danh mà không có sự đồng ý của nhóm IEP — không có quyền nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt hoặc dịch vụ liên quan mà trẻ sẽ được nhận nếu ghi danh vào trường công. [20 U.S.C. Secs. 1412(a)(10)(B) & (C); 34 C.F.R. Sec. 300.137.] Tuy vậy, học khu vẫn phải cho phép trẻ tham gia vào các chương trình giáo dục đặc biệt của mình. [34 C.F.R. Sec. 300.132.] Học khu phải dành quỹ liên bang để hỗ trợ nhu cầu giáo dục của học sinh đơn phương được đưa vào các trường tư thục và tôn giáo. Sau khi thu thập thông tin từ phụ huynh và trường tư, học khu quyết định cách chi tiêu quỹ và dịch vụ nào sẽ được cung cấp. [34 C.F.R. Sec. 300.137(b)(2).] Số tiền liên bang phải chi tiêu được giới hạn ở một tỷ lệ tương ứng (dựa trên số học sinh được phụ huynh đơn phương đưa vào học so với tổng số học sinh khuyết tật của học khu) trong số tiền liên bang mà học khu nhận được. [34 C.F.R. Sec. 300.133.] Tuy nhiên, luật liên bang không cấm học khu chi tiêu từ quỹ bổ sung của tiểu bang cho mục đích này. [34 C.F.R. Sec. 300.133(d).] Các dịch vụ có thể được cung cấp trong khuôn viên của các trường tư, thậm chí các trường tôn giáo “trong phạm vi phù hợp với luật pháp.” [34 C.F.R. Sec. 300.139.]
(1.104) Cơ quan công nào chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ có IEP và cư trú trong tổ chức trẻ em được cấp phép hoặc gia đình nhận nuôi?
Tổ chức trẻ em được cấp phép (licensed children’s institution, LCI) là một cơ sở dân cư được cấp phép cung cấp dịch vụ chăm sóc phi y tế cho trẻ em. LCI bao gồm nhà tập thể và chương trình trị liệu nội trú ngắn hạn, nhưng không bao gồm:
(1) Trường học tòa án vị thành niên, cơ sở giam giữ vị thành niên, nhà cho vị thành niên, trung tâm ban ngày vị thành niên, trang trại vị thành niên hoặc trại vị thành niên;
(2) Chương trình trường học cộng đồng của hạt;
(3) Bất kỳ chương trình giáo dục đặc biệt nào được cung cấp cho một học sinh được xếp lớp tại các cơ sở trong (1)
và (2) ở trên theo luật pháp;
(4) Bất kỳ cơ quan công nào khác.
[Cal. Ed. Code Sec. 56155.5(a)]
Gia đình nhận nuôi (foster family home, FFH) là nơi cư trú gia đình được cấp phép, cung cấp dịch vụ chăm sóc và giám sát 24 giờ cho không quá sáu trẻ em nuôi. Nơi này bao gồm một gia đình nhỏ, một gia đình được chứng nhận cho một cơ quan gia đình nhận nuôi và một gia đình tài nguyên. [Cal. Ed. Code Sec. 56155.(b).]
Nếu trẻ khuyết tật được xếp vào LCI hoặc FFH bởi tòa án, trung tâm khu vực dành cho những người khuyết tật phát triển hoặc thực thể công không phải là một cơ quan giáo dục, Khu Vực Kế Hoạch Địa Phương Giáo Dục Đặc Biệt (SELPA) trong đó có LCI hoặc FFH chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ. Nếu có nhiều học khu trong SELPA, phải có các thỏa thuận địa phương xác định cơ quan giáo dục có trách nhiệm. [Cal. Ed. Code Sec. 56156.4.] Nếu trẻ được xếp vào LCI hoặc FFH đơn phương bởi phụ huynh hoặc thông qua bảo hiểm tư nhân, học khu nơi phụ huynh của trẻ cư trú có thể chịu trách nhiệm thông qua quy trình IEP giáo dục đặc biệt phổ thông. Phiên điều trần theo thủ tục pháp lý có thể cần thiết nếu có sự bất đồng về việc xếp lớp giáo dục và/hoặc các dịch vụ cần thiết cho học sinh khi được xếp vào LCI hoặc FFH.