In toàn bộ Chương 3 từ đây.
Xin lưu ý:Tài liệu này chỉ hiện hành cho đến ngày nó được in.
In trên: 10/10/2024
Vui lòng luôn tham khảo phiên bản trực tuyến để có thông tin cập nhật mới nhất.
Tài liệu này chỉ hiện hành cho đến ngày nó được in.
In trên: 10/10/2024
Vui lòng luôn tham khảo phiên bản trực tuyến để có thông tin cập nhật mới nhất.
Bạn có thể tìm thấy phiên bản trực tuyến tại:
https://serr.disabilityrightsca.org/vi
Chương 3: Thông Tin về Tiêu Chí Đủ Điều Kiện
(3.1) Ai hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo luật liên bang và tiểu bang?
Quý vị sẽ tìm thấy các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt của California trong các quy định được thông qua bởi Ủy Ban Giáo Dục Tiểu Bang (State Board of Education). Xem Tiêu Đề 5 của Bộ Luật Các Quy Định California (California Code of Regulations, C.C.R.) Mục 3030. Những quy định này có hiệu lực từ ngày 2 tháng Ba năm 1983. Đây là lần đầu tiên California có một chính sách thống nhất trên toàn tiểu bang để xác định khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Các tiêu chí này nhìn chung sẽ được áp dụng song hành với các hướng dẫn của liên bang trong việc xác định “trẻ em khuyết tật.” [34 Code of Federal Regulations (C.F.R.) Sec. 300.8.] Tiêu chí đủ điều kiện theo luật tiểu bang không thể có phạm vi hẹp hơn tiêu chí đủ điều kiện theo hướng dẫn của liên bang.
Cùng nhau, các quy định của liên bang và tiểu bang thiết lập nên các tiêu chí đủ điều kiện cho tất cả học sinh từ 3 - 22 tuổi đang mong muốn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt. Để hội đủ điều kiện là một cá nhân có nhu cầu đặc biệt theo tiêu chí đủ điều kiện, quá trình thẩm định phải cho thấy rằng sự khiếm khuyết của học sinh gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập và cần phải có giáo dục đặc biệt. Các loại khiếm khuyết đủ điều kiện theo quy định về khả năng hội đủ điều kiện của tiểu bang là:
- Khiếm thính;
- Cả khiếm thính lẫn khiếm thị;
- Khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ;
- Khiếm thị;
- Khiếm khuyết hình thể nghiêm trọng;
- Hạn chế về sức lực, sức sống, hoặc sự tỉnh táo do các vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính (khiếm khuyết sức khỏe khác);
- Tự kỷ;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Rối loạn cảm xúc nghiêm trọng;
- Khuyết tật học tập;
- Nhiều khuyết tật;
- Chấn thương sọ não; và
- Điếc.
[34 C.F.R. Sec. 300.8; 5 C.C.R. Sec. 3030.]
Nhóm IEP (gồm phụ huynh và chuyên gia có trình độ) sẽ dựa trên các báo cáo thẩm định để đưa ra quyết định thực tế về khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt và dịch vụ liên quan. Một bản sao của báo cáo phải được cung cấp cho phụ huynh. [20 U.S.C. Sec. 1414(b)(4) & (5); 34 C.F.R. Secs. 300.306(a)(1) & 300.322(f).] Học Khu phải đảm bảo rằng phụ huynh tham gia đầy đủ vào nhóm IEP trong quá trình đưa ra quyết định về việc xếp lớp. [34 C.F.R. Sec 300.327; Cal. Ed. Code Sec. 56342.5.]
Về độ tuổi tối thiểu, trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, dưới hình thức dịch vụ can thiệp sớm, từ khi sinh ra. Xem Chương 13, Thông Tin về Các Dịch Vụ Can Thiệp Sớm. Từ sau ba tuổi và cho đến tuổi đi học, trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt cấp mầm non. Xem Chương 12, Thông Tin về Các Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non.
Về độ tuổi tối đa (và giả sử học sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông với bằng tốt nghiệp chính quy), học sinh có thể tiếp tục hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt quá tuổi 18 [Cal. Ed Code Sec. 56026(c)(4)]. Học sinh trong độ tuổi từ 19 đến 21 có thể tiếp tục nhận giáo dục đặc biệt khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Học sinh phải đã đang theo học chương trình giáo dục đặc biệt khi bước sang tuổi 19;
- Học sinh chưa đáp ứng được “tiêu chuẩn thành thạo” đặt ra cho mình;
- Học sinh chưa hoàn thành “khóa học quy định” hoặc;
- Học sinh chưa tốt nghiệp trung học với bằng tốt nghiệp trung học chính quy.
[34 C.F.R. Sec. 300.102; Cal. Ed. Code Sec. 56026(c)(4) &
56026.1.]
“Khóa học theo quy định” là một bộ các tiêu chuẩn được thông qua bởi ủy ban giáo dục địa phương để cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ. [Cal. Ed. Code. Sec. 56026.1.] Khóa học có thể bao gồm các môn học và tín chỉ bắt buộc của học khu về môn tiếng Anh, môn toán, môn tập đọc, v.v. “Tiêu chuẩn thành thạo” là một thước đo năng lực học sinh về các kỹ năng cơ bản như đọc, viết và làm toán.
Thời gian học sinh có thể tiếp tục theo học chương trình giáo dục đặc biệt sau sinh nhật lần thứ 22 sẽ tùy thuộc phần lớn vào tháng mà học sinh bước sang tuổi 22. Nếu sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Một đến ngày 30 tháng Sáu, học sinh chỉ có thể tiếp tục ở lại với chương trình trong khoảng thời gian còn lại của năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng Sáu, cộng với bất kỳ chương trình năm học mở rộng nào. Nếu sinh vào tháng Bảy, tháng Tám hoặc tháng Chín và đang theo một lịch năm học truyền thống, học sinh sẽ có chế độ tương tự và có thể tiếp tục tham gia chương trình cho đến hết năm tài chính trước đó kết thúc vào ngày 30 tháng Sáu. Tuy nhiên, nếu sinh vào tháng Bảy, tháng Tám hoặc tháng Chín và đang theo một lịch học kéo dài cả năm, học sinh có thể hoàn thành học kỳ hiện tại, ngay cả khi học kỳ đã kéo sang năm tài chính tiếp theo. Học sinh sinh vào tháng Mười, tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai chỉ có thể tiếp tục theo học chương trình giáo dục đặc biệt cho đến ngày 31 tháng Mười Hai của năm họ bước sang tuổi 22, trừ khi họ sẽ hoàn thành IEP của mình vào cuối năm tài chính hiện tại. [Cal. Ed. Code Sec. 56026(c)(4)]
(3.2) Con tôi bị điếc thì mới đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt với tư cách học sinh khiếm thính phải không?
Không. Con quý vị hội đủ điều kiện nếu đáp ứng các tiêu chí về tình trạng điếc hoặc khiếm thính. Điếc là một dạng khiếm thính nặng đến mức trẻ bị suy giảm khả năng xử lý thông tin ngôn ngữ thông qua thính giác, khi có hoặc không có thiết bị trợ thính, gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của trẻ. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(3), 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(3)]. Khiếm thính là một tình trạng suy giảm thính lực, có thể vĩnh viễn hoặc lúc bị lúc không, gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của trẻ nhưng không thuộc trong phạm vi định nghĩa về điếc. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c) (5); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(5).]
(3.3) Quận (hoặc học khu) có chương trình dành cho trẻ em điếc/mù. Con tôi thực sự bị cả điếc và mù mới hội đủ điều kiện tham gia chương trình phải không?
Không. Nếu con quý vị bị cả khiếm thính lẫn khiếm thị - hai tình trạng mà đi cùng nhau sẽ gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng về giao tiếp, phát triển và học tập mà không thể giải quyết bằng một chương trình dành cho trẻ chỉ khiếm thính hoặc chỉ khiếm thị - thì vẫn đủ điều kiện tham gia chương trình. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(2); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(2).] Mặt khác, nếu có thể phục vụ trẻ bị cả khiếm thính lẫn khiếm thị một cách thích hợp trong chương trình dành cho trẻ em chỉ bị một trong hai tình trạng này, thì trẻ không cần phải được đưa vào chương trình dành cho trẻ bị cả hai tình trạng.
(3.4) Các tiêu chí đủ điều kiện cho học sinh bị rối loạn lời nói và ngôn ngữ là gì?
Học sinh gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt nếu đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau:
- Rối Loạn Phát Âm - làm giảm khả năng phát âm rõ tiếng của học sinh và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc giao tiếp đồng thời thu hút sự chú ý không tốt. Năng lực phát âm của học sinh phải kém hơn mức mong đợi cho độ tuổi thực tế hoặc mức độ phát triển, chứ không phải chỉ là một kiểu phát âm bị nuốt chữ bất thường;
- Giọng Nói Bất Thường - có đặc trưng là chất lượng, cao độ hoặc độ lớn của giọng bị đều đều, có khiếm khuyết;
- Rối Loạn Lưu Loát - mạch trò chuyện bằng lời, bao gồm cả tốc độ và nhịp điệu, gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động giao tiếp giữa học sinh và người nghe;
- Rối Loạn Ngôn Ngữ - học sinh bị rối loạn ngôn ngữ biểu đạt hoặc rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Điểm số đạt ít nhất 1,5 độ lệch chuẩn dưới mức trung bình, hoặc dưới bách phân vị thứ bảy (thứ 7), cho mức độ theo tuổi hoặc mức độ phát triển, trên hai hoặc nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa ở một hoặc nhiều lĩnh vực phát triển ngôn ngữ sau: hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, hoặc ngữ dụng học; hoặc
- Điểm số đạt ít nhất 1,5 độ lệch chuẩn dưới trung bình hoặc dưới bách phân vị thứ bảy (thứ 7), cho mức độ theo tuổi hoặc mức độ phát triển, trên một hoặc nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa ở một trong các lĩnh vực được liệt kê trong mục phụ (A) và thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ biểu đạt hoặc tiếp nhận không thích hợp hoặc yếu thông qua việc xác định dựa trên một mẫu ngôn ngữ tự phát hoặc được tạo ra mang tính đại diện gồm tối thiểu năm mươi (50) câu phát âm. Mẫu ngôn ngữ phải được ghi âm hoặc chép lời ra và được phân tích và các kết quả phải được đưa vào báo cáo thẩm định. Nếu học sinh không thể tạo ra mẫu này, chuyên gia về ngôn ngữ, lời nói hoặc thính lực phải ghi lại lý do tại sao không thể thu đượcmẫu 50 câu phát âm và bối cảnh tiến hành nỗ lực lấy mẫu.
(5) Mất Thính Lực dẫn đến rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(11); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(11).]
Trường hợp xét thấy các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa là không hợp lệ đối với học sinh, cần thực hiện xác định mức độ năng lực dự kiến bằng các cách khác. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B)(2).]
(3.5) Học khu cung cấp dịch vụ cho học sinh khiếm thị. Quy định này có chỉ áp dụng cho những học sinh thực sự bị mù không?
Không.“Khiếm thị bao gồm cả mù lòa” có nghĩa là một tình trạng suy giảm thị lực, ngay cả khi có công cụ điều chỉnh hỗ trợ, gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của trẻ. Thuật ngữ này bao hàm cả trường hợp mất thị lực một phần và mất thị lực hoàn toàn. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(13); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(13).]
(3.6) Các tiêu chí để đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở khuyết tật thể chất là gì?
Theo luật của California, trẻ bị “khiếm khuyết hình thể nghiêm trọng” hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Khiếm khuyết hình thể nghiêm trọng là một tình trạng gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của học sinh và tình trạng này bao gồm những trường hợp gây ra bởi bất thường bẩm sinh, khiếm khuyết do bệnh tật (ví dụ: viêm tủy xám, bệnh lao xương) và khiếm khuyết do các nguyên nhân khác (ví dụ như tình trạng bại não, cắt cụt, gãy xương hoặc bỏng gây ra tình trạng co rút ngắn). [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(8).] [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(8).]
(3.7) Các tiêu chí để đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở tình trạng sức khỏe là gì?
Trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục “Khiếm Khuyết Sức Khỏe Khác”. Điều này có nghĩa là học sinh phải có sức lực, sức sống hoặc sự tỉnh táo hạn chế, bao gồm cả sự cảnh giác cao độ đối với các kích thích từ môi trường, dẫn đến sự tỉnh táo hạn chế đối với môi trường giáo dục do các vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc cấp tính như hen suyễn, rối loạn thiếu tập trung hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý, tiểu đường, động kinh, bệnh tim, bệnh máu khó đông, nhiễm độc chì, bệnh bạch cầu, viêm thận, sốt thấp khớp, thiếu máu hồng cầu hình liềm và Hội chứng Tourette; và gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của trẻ. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(9) 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(9)]
(3.8) Làm thế nào để các học khu xác định trẻ bị tự kỷ hoặc mắc chứng rối loạn tương tự như tự kỷ?
Nhóm IEP có thể xác định rằng học sinh đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện của liên bang và tiểu bang theo danh mục tự kỷ nếu học sinh bị khuyết tật phát triển gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói cũng như tương tác xã hội, thường có biểu hiện rõ ràng trước ba tuổi, gây tác động bất lợi đến năng lực học tập của họ. Các đặc điểm khác hay gắn với tự kỷ là việc có hành vi lặp đi lặp lại và các cử chỉ vô nghĩa, hành vi kháng cự với sự thay đổi về môi trường hoặc thay đổi về thói quen hàng ngày và có phản ứng bất thường đối với các trải nghiệm giác quan. Trẻ biểu hiện các đặc điểm của tự kỷ sau ba tuổi có thể được xác định là bị tự kỷ nếu thỏa mãn các tiêu chí này. Trường hợp tự kỷ không áp dụng nếu năng lực học tập của trẻ bị ảnh hưởng bất lợi chủ yếu vì trẻ bị rối loạn cảm xúc. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(1); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(1).]
Để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục này, con quý vị không cần thỏa mãn định nghĩa y tế về tự kỷ, chỉ cần thỏa mãn định nghĩa giáo dục về tình trạng này. Tương tự như vậy, việc đáp ứng định nghĩa y tế về tự kỷ và có chẩn đoán y tế không đảm bảo rằng con quý vị sẽ hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt nếu trẻ không đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện của liên bang hoặc tiểu bang về tự kỷ.
(3.9) Điểm IQ có phải là cơ sở duy nhất cho khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt dựa trên khuyết tật trí tuệ không?
Không. Để hội đủ điều kiện theo danh mục này, học sinh phải thể hiện:
(1) Khiếm khuyết về hành vi thích ứng (tức là khả năng của trẻ trong việc làm tốt hoạt động phù hợp với lứa tuổi cùng những người khác) và
(2) Có năng lực trí tuệ tổng thể dưới mức trung bình đáng kể.
Cả hai biểu hiện này phải đã bộc lộ trong thời kỳ phát triển và gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập hiện tại của trẻ. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(6); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(6).] Hành vi thích ứng có nghĩa là hành vi phù hợp với lứa tuổi cho phép học sinh có thể sống độc lập, làm thành công mọi hoạt động sinh hoạt thường nhật và tương tác phù hợp với người khác.
Vì vụ kiện Larry P. vs Riles, Sở Giáo Dục Tiểu Bang California (California State Department of Education, CDE) đã cấm các học khu sử dụng các bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn hóa để xác định khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt ở tất cả học sinh người Mỹ gốc Phi. Do đó, các học khu nên sử dụng những phương pháp thẩm định thay thế để tránh việc sử dụng điểm IQ làm thước đo xác định khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt ở học sinh người Mỹ gốc Phi. Xem Chương 2, Thông Tin về Các Đánh Giá/Thẩm Định.
(3.10) Các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở rối loạn cảm xúc là gì?
Học sinh đủ điều kiện theo diện rối loạn cảm xúc nếu biểu hiện một hoặc nhiều đặc điểm sau, trong suốt một thời gian dài và có mức độ đáng kể, gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập:
- Không có khả năng học - tình trạng không thể giải thích bằng các yếu tố về trí tuệ, cảm giác hoặc sức khỏe;
- Không có khả năng xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ cá nhân với các bạn và giáo viên;
- Bộc lộ những kiểu hành vi hoặc cảm xúc không phù hợp ở hoàn cảnh bình thường trong nhiều tình huống;
- Tâm trạng chung luôn không vui hoặc u sầu; và
- Có khuynh hướng phát triển các triệu chứng thể chất hoặc nỗi sợ hãi liên quan đến các vấn đề cá nhân hoặc vấn đề tại trường học.
[34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(4); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(4).]
Con quý vị không cần phải được chẩn đoán hoặc đáp ứng một định nghĩa về sức khỏe tâm thần lâm sàng về rối loạn cảm xúc để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục Rối Loạn Cảm Xúc. Các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt của liên bang và tiểu bang cho trường hợp rối loạn cảm xúc là những tiêu chí duy nhất mà học sinh phải đáp ứng để hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt.
Thuật ngữ “rối loạn cảm xúc” cụ thể bao gồm cả trường hợp tâm thần phân liệt, nhưng không bao gồm trường hợp học sinh là những người “có hành vi sai lệch do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố xã hội”. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(4).] Luật không đưa ra giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “có hành vi sai lệch do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố xã hội” và điều này đã gây ra mơ hồ. Hơn nữa, “rối loạn cảm xúc” không phải là một tình trạng chẩn đoán tâm thần được công nhận và học sinh không cần phải có phân loại hoặc chẩn đoán tâm thần mới hội đủ điều kiện theo diện Rối Loạn Cảm Xúc.
(3.11) Con tôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ứng xử/hành vi, chẳng hạn như rối loạn thách thức chống đối. Trẻ có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt không?
Một chứng rối loạn ứng xử hoặc hành vi hoặc Rối Loạn Thách Thức Chống Đối không phải là một trong các danh mục hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên, học sinh vẫn có thể đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo các danh mục hội đủ điều kiện như khuyết tật học tập cụ thể (specific learning disability, SLD), rối loạn cảm xúc (emotional disturbance, ED) hoặc theo danh mục Khiếm khuyết sức khỏe khác (Other health impairment, OHI) như Rối Loạn Thiếu Tập Trung (Attention Deficit Disorder, ADD) hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorde, ADHD). Do đó, nếu học sinh có vấn đề nghiêm trọng hoặc kéo dài về hành vi, cần thực hiện thẩm định về tất cả các lĩnh vực liên quan đến khuyết tật nghi ngờ ở học sinh để xác định xem học sinh có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt hay không. Nếu học sinh không hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, nên tiến hành tìm hiểu chương trình Mục 504. Phòng Dân Quyền Hoa Kỳ (U.S. Office for Civil Rights, OCR) tại California đã ra quy định cụ thể rằng các trường phải triệu tập một nhóm thẩm định viên để xem xét đưa ra quyết định về khả năng hội đủ điều kiện theo Mục 504 cho trẻ em mắc các chứng rối loạn như ADD/ADHD và rối loạn ám ảnh cưỡng chế ngay cả khi trẻ không hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. [Manteca Unified School District, 30 IDELR 544, 1998.]
(3.12) Trẻ bị Rối Loạn Thiếu Tập Trung (Attention Deficit Disorder, ADD) hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt không?
Có. Luật đã công nhận cụ thể ADD và ADHD là ví dụ về các tình trạng có thể hội đủ điều kiện theo danh mục “khiếm khuyết sức khỏe khác” (OHI) nếu các tiêu chí khác cho danh mục đủ điều kiện đó cũng được đáp ứng. Định nghĩa cho OHI đã mở rộng cụm từ “sức lực, sức sống hoặc sự tỉnh táo hạn chế” để bao hàm cả “sự cảnh giác cao độ đối với các kích thích từ môi trường” và sau đó liệt kê ADD/ADHD như một ví dụ về một bệnh mãn tính có thể hội đủ điều kiện. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần có chẩn đoán Rối Loạn Thiếu Tập Trung hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý thì chưa đủ để học sinh đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Một nhóm IEP, sau khi tiến hành cuộc đánh giá toàn diện bắt buộc, phải xác định rằng học sinh đáp ứng một danh mục đủ điều kiện – có nghĩa là học sinh có tình trạng (như ADD/ADHD) và đồng thời, tình trạng đó phải ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của con quý vị. Học sinh bị ADD/ADHD cũng có thể hội đủ điều kiện theo danh mục “khuyết tật học tập cụ thể”, hoặc danh mục “rối loạn cảm xúc”. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(9); Cal. Ed. Code Sec. 56339(a); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(9).] Xem phần Hỏi Đáp 28 để biết thông tin về “ảnh hưởng bất lợi”.
(3.13) Khuyết tật học tập cụ thể có tiêu chí đủ điều kiện và quy trình đánh giá nào?
Khuyết tật học tập cụ thể là sự rối loạn trong một hoặc nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu hay sử dụng ngôn ngữ, dạng viết hoặc nói, có thể biểu hiện ở khiếm khuyết khả năng nghe, suy nghĩ, nói, đọc, viết, đánh vần hoặc làm toán. Các quá trình tâm lý cơ bản này bao gồm: sự chú ý, xử lý thị giác, xử lý thính giác, kỹ năng cảm nhận-vận động, các khả năng nhận thức như liên tưởng, khái niệm hóa và biểu đạt. Khuyết tật này có thể bao gồm các tình trạng như khuyết tật tri giác, tổn thương não, rối loạn chức năng não nhẹ, chứng khó đọc, chứng khó học toán, chứng khó viết và chứng mất ngôn ngữ phát triển. Khuyết tật này không bao gồm những vấn đề học tập chủ yếu do các khuyết tật thị giác, thính giác hay vận động, hoặc khuyết tật trí tuệ, hoặc rối loạn cảm xúc, hoặc do bất lợi môi trường, văn hóa hay kinh tế gây ra. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(A).] Tuy nhiên, khuyết tật học tập cụ thể bao gồm khuyết tật trong chức năng thị giác dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức thị giác hay vận động thị giác. [Cal. Ed. Code Sec. 56338.]
Danh mục hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt do khuyết tật học tập cụ thể là danh mục học sinh nhận giáo dục đặc biệt có quy mô lớn nhất và phức tạp nhất khi xét đến các yếu tố buộc phải được cân nhắc cùng với các quy trình đánh giá được các học khu sử dụng khi đưa ra sự xác định này.
Ở California, các học khu thường sử dụng yếu tố có tên gọi là “mô hình cách biệt” để xác định xem một học sinh có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không. Theo phương pháp tiếp cận này, kết quả đánh giá phải cho thấy giữa khả năng trí tuệ và kết quả đạt được trong biểu đạt bằng lời, nghe hiểu, biểu đạt bằng văn bản, các kỹ năng đọc cơ bản, đọc hiểu, tính toán toán học hay suy luận toán học của học sinh có sự cách biệt rất lớn. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B).] Luật giáo dục đặc biệt liên bang cho phép các học khu sử dụng một phương pháp thẩm định khác có tên là “mô hình phản ứng với sự can thiệp dựa trên nghiên cứu, khoa học” hay “mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention - RTI)” để xác định xem học sinh có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt do khuyết tật học tập hay không. [34 C.F.R. Sec. 300.309(b).] Luật liên bang cấm các tiểu bang yêu cầu học khu chỉ sử dụng mô hình cách biệt và yêu cầu các tiểu bang cũng phải cho phép các học khu sử dụng mô hình RTI. [34 C.F.R. Sec. 300.307(a).] Vì luật liên bang nên luật của California cho phép các trường sử dụng mô hình cách biệt hoặc mô hình RTI để xác định xem một học sinh có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không. [Cal. Ed. Code Sec. 56337(b)-(c).] Trước khi quý vị chấp thuận cho con mình thực hiện đánh giá điều kiện tham gia giáo dục đặc biệt theo danh mục này, hãy bảo đảm rằng quý vị biết và hiểu được phương pháp sẽ được học khu tại nơi ở của quý vị sử dụng để xác định tư cách này.
(3.14) “Mô hình cách biệt” để xác định liệu một học sinh có bị khuyết tật học tập hay không hoạt động như thế nào?
Để quyết định học sinh có sự cách biệt rất lớn giữa khả năng trí tuệ và thành tích đạt được trong biểu đạt bằng lời, nghe hiểu, biểu đạt bằng văn bản, các kỹ năng đọc cơ bản, đọc hiểu, tính toán toán học hay suy luận toán học hay không, học khu phải xem xét tất cả tài liệu liên quan sẵn có về học sinh đó. Không được lấy đơn lẻ điểm hay tích số điểm hoặc bài kiểm tra hay thủ tục nào làm yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định này.
Các bài kiểm tra khả năng và thành tích được chuẩn hóa thường được sử dụng. Nếu điểm thành tích của học sinh đủ mức thấp hơn điểm khả năng thì điều đó thể hiện rằng học sinh này có sự cách biệt rất lớn cần thiết để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo mô hình này.
Nằm trong công tác thẩm định, người thẩm định sẽ chuyển đổi điểm thô từ kiểm tra học thuật và nhận thức sang thang điểm 100 rồi đối chiếu những điểm này. Nếu sự cách biệt nằm trong khoảng 20-22 điểm (độ lệch chuẩn 1,5) thì thể hiện chắc chắn rằng học sinh này bị khuyết tật học tập. Sự cách biệt này phải được chứng thực bằng các thông tin đánh giá khác, chẳng hạn như từ các bài kiểm tra, thang đo, công cụ, quan sát và các mẫu bài tập khác. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B).]
Đôi khi những bài kiểm tra được chuẩn hóa không được sử dụng cho những học sinh cụ thể (như các bài kiểm tra IQ cho học sinh người Mỹ gốc Phi). Trong trường hợp đó, sự cách biệt giữa khả năng và thành tích phải được đo lường bằng phương pháp khác. Phương pháp thẩm định thay thế này phải được nêu rõ trong kế hoạch thẩm định, bắt buộc phải được phụ huynh ký vào trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động kiểm tra nào. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B)(2).]
Nếu các bài kiểm tra được chuẩn hóa không thể hiện được sự cách biệt rất lớn giữa khả năng và thành tích, nhóm IEP vẫn có thể phát hiện được rằng sự cách biệt rất lớn có tồn tại. Nhóm IEP phải chuẩn bị báo cáo về học sinh đó, mô tả quá trình tâm lý cơ bản tồn tại sự cách biệt này, cấp độ của sự cách biệt và căn cứ cùng phương pháp đã được sử dụng để xác định sự cách biệt này. Báo cáo này phải bao gồm thông tin từ các bài kiểm tra, từ phụ huynh, giáo viên của học sinh, từ các kết quả quan sát học sinh và năng lực cùng mẫu bài tập của học sinh trên lớp học. Tuy nhiên, trường hợp không được đi học hoặc đi học không chuyên cần không là nguyên nhân chính dẫn đến sự cách biệt rất lớn đó. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B)(3) & (4).]
(3.15) “Mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention, RTI)” là gì và có vai trò như thế nào trong việc xác định liệu con tôi có bị khuyết tật học tập cụ thể không?
Mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention, RTI) là phương thức tiếp cận đa tầng để xác định và hỗ trợ sớm cho những học sinh có nhu cầu học tập và hành vi. Quá trình RTI này bắt đầu từ hướng dẫn chất lượng cao và sàng lọc toàn thể tất cả học sinh ở lớp học phổ thông. Theo lý tưởng, RTI là quy trình hướng dẫn và thẩm định toàn trường dùng để hỗ trợ tất cả học sinh.
RTI cũng là phương pháp thẩm định học sinh để xác định liệu học sinh có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục khuyết tật học tập cụ thể hay không. Các luật liên bang và tiểu bang cho phép các học khu sử dụng mô hình RTI để cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ cho các học sinh đang gặp khó khăn ở lớp học đồng thời giúp xác định xem trẻ có đủ điều kiện tham gia chương trình giáo dục đặc biệt theo diện khuyết tật học tập cụ thể không. [34 C.F.R. Sec. 300.309(b); 34 C.F.R. Sec. 300.307; 5 C.C.R Sec. 3030(b)(10)(C)(2)(i).] RTI không được định nghĩa trong luật giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, các dịch vụ RTI có thể bao gồm việc tăng cường sự chú ý và giám sát, hướng dẫn nhóm nhỏ và hướng dẫn cá nhân. Giai đoạn thẩm định/hướng dẫn RTI có thể kéo dài trong vài tháng. Kể cả khi sử dụng phương pháp thẩm định RTI thì học khu đó vẫn phải tuân theo tất cả yêu cầu và thời hạn thẩm định của liên bang và tiểu bang.
(3.16) Nhóm IEP sử dụng thêm tiêu chí hội đủ điều nào để xác định được liệu trẻ có bị khuyết tật học tập cụ thể không?
Học khu sử dụng mô hình thẩm định RTI và/hoặc quy trình thẩm định sự cách biệt rất lớn có thể phát hiện được học sinh bị khuyết tật học tập cụ thể nếu mô hình này cho thấy học sinh không đạt đủ thành tích đúng lứa tuổi của trẻ hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn cấp lớp được Tiểu Bang phê duyệt trong một hoặc nhiều lĩnh vực sau, kể cả khi học sinh đó được đi học và hướng dẫn phù hợp với lứa tuổi của mình hay theo mức điểm do Tiểu Bang phê duyệt: biểu đạt bằng lời nói, nghe hiểu, biểu đạt bằng văn bản, kỹ năng đọc cơ bản, kỹ năng đọc trôi chảy, đọc hiểu, tính toán toán học và giải toán.
IEP phải phát hiện rằng:
(1) Học sinh không tiến bộ đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn theo lứa tuổi hay cấp lớp được Tiểu Bang phê duyệt trong một hoặc nhiều lĩnh vực học tập được liệt kê trên đây căn cứ trên cách học sinh này phản ứng với sự can thiệp dựa trên nghiên cứu, khoa học (Response to Intervention, RTI); hoặc
(2) Học sinh biểu hiện một kiểu ưu điểm và nhược điểm trong năng lực, thành tích hoặc cả hai, so với các tiêu chuẩn theo lứa tuổi hay cấp lớp được Tiểu Bang phê duyệt hay sự phát triển trí tuệ được xác định, bởi những người sẽ đưa ra quyết định về khả năng hội đủ điều kiện khuyết tật học tập cụ thể, là có liên quan đến việc quyết định học sinh đó có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không thông qua việc sử dụng những sự thẩm định tuân thủ các yêu cầu trong luật giáo dục đặc biệt của liên bang để đánh giá học sinh VÀ
(3) Các phát hiện về thành tích không đủ bất chấp việc học sinh được đi học và hướng dẫn phù hợp cũng như là về sự thiếu tiến bộ trong phản ứng đối với sự can thiệp dựa trên nghiên cứu, khoa học trình bày trên đây cơ bản không phải là kết quả của khuyết tật thị giác, thính giác hay vận động, khuyết tật trí tuệ, rối loạn cảm xúc, các yếu tố văn hóa, bất lợi của môi trường và kinh tế hay trình độ tiếng Anh hạn chế.
Để đảm bảo rằng tình trạng thành tích chưa đạt mô tả trên đây không xuất phát từ sự thiếu hụt hướng dẫn phù hợp trong môn đọc hay môn toán, những người đưa ra quyết định khả năng hội đủ điều kiện về khuyết tật học tập phải xác định được rằng trước khi trẻ được giới thiệu thẩm định để nhận giáo dục đặc biệt, trẻ đã được nhận hướng dẫn thích đáng trong giáo dục thông thường bởi người có đủ trình độ. Phải có tài liệu về các cuộc thẩm định thành tích liên tục ở những quãng thời gian hợp lý để phản ánh sự thẩm định chính thức về tiến bộ của học sinh trong quá trình hướng dẫn và tài liệu này được cung cấp cho phụ huynh của học sinh.
Cuối cùng, để xác định học sinh có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không, học khu phải quan sát học sinh trong môi trường học tập của trẻ, trong hoàn cảnh lớp học thông thường. Nếu trẻ chưa đến tuổi đi học hoặc đã ra trường, trẻ phải được quan sát bởi một người có đủ trình độ trong môi trường thích hợp với độ tuổi.
Kể cả khi sử dụng phương pháp thẩm định RTI, học khu vẫn phải tuân theo tất cả yêu cầu đánh giá của liên bang và tiểu bang.
[34 C.F.R. Sec. 300.309(a)(2)(i); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(C).]
(3.17) Một số trẻ có bị thiệt thòi do các tiêu chí đủ điều kiện khuyết tật học tập không?
Có. Khi học khu chọn sử dụng mô hình cách biệt, trẻ nhỏ, từ tuổi mầm non đến cấp hai, gặp khó khăn trong việc xác định khả năng hội đủ điều kiện bởi các bài kiểm tra thành tích cho những cấp lớp này thường không bộc lộ được những khó khăn của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có kết quả kiểm tra trí thông minh trung bình thấp cũng phải chịu thiệt thòi, do khó tìm được “sự cách biệt rất lớn” giữa khả năng và thành tích của trẻ. Mặt khác, theo những tiêu chí này thì những học sinh rất thông minh sẽ dễ thể hiện sự cách biệt giữa năng lực học thuật và tiềm năng của trẻ.
(3.18) Học sinh học trễ hai năm mới đủ điều kiện được giáo dục đặc biệt với tư cách học sinh bị khuyết tật học tập phải không?
Không. Không có thông tin tham khảo trong tiêu chí hội đủ điều kiện của liên bang hay tiểu bang về các khuyết tật học tập hay bất kỳ khuyết tật nào khác yêu cầu học sinh phải đi học trễ hai năm. Nếu học khu sử dụng mô hình cách biệt thì thành tích học tập của học sinh phải được đối chiếu với mức khả năng của chính trẻ, chứ không phải so với mức khả năng của các học sinh khác. [34 C.F.R. Secs. 300.8(c)(10), 300.309(a)(1) & (2); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B).]
(3.19) Học sinh năng khiếu có thể bị từ chối về khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt dành cho khuyết tật học tập cụ thể chỉ căn cứ vào trí thông minh không?
Không. Thư Giải Thích Của Văn Phòng Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt, viết ngày 14 tháng Một năm 1992, có nêu:
Phần B cũng như các quy định trong phần B đều không quy định bất kỳ sự loại trừ nào căn cứ trên mức độ trí thông minh để xác định khả năng hội đủ điều kiện hưởng các dịch vụ trong Phần B...Tất cả trẻ em, ngoại trừ những trẻ bị loại trừ đặc biệt trong các quy định, bất kể IQ là bao nhiêu, đều hội đủ điều kiện được cân nhắc là bị khuyết tật học tập cụ thể nếu trẻ đáp ứng các yêu cầu hội đủ điều kiện...
[18 IDELR 683.]
Hơn nữa, các học khu không được từ chối thẩm định về khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt chỉ dựa trên điểm đạt. Điểm chỉ là một chỉ báo về tác động giáo dục do khuyết tật của học sinh gây ra cho chức năng học tập của trẻ.
(3.20) Tiêu chí hội đủ điều kiện nào dành cho trẻ từ ba đến năm tuổi?
Tiêu chí hội đủ điều kiện cho trẻ mầm non giống với tiêu chí cho trẻ đang tuổi đi học. Để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, trẻ phải có một trong những tình trạng khuyết tật sau:
- Tự kỷ;
- Điếc và mù;
- Điếc;
- Rối loạn cảm xúc;
- Khiếm thính;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Nhiều loại khuyết tật;
- Khiếm khuyết hình thể;
- Các khiếm khuyết về sức khỏe khác (chẳng hạn như rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tăng động giảm chú ý, Hội Chứng Tourette, chứng khó nuốt, hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi, rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn thần kinh hữu cơ, xem Công Báo Liên Bang. Quyển 71, Số 156, Trang 46550);
- Khuyết tật học tập cụ thể;
- Khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ trong một hay nhiều phương diện bao gồm giọng nói, sự lưu loát, ngôn ngữ và cách phát âm;
- Chấn thương sọ não;
- Khiếm thị; hoặc
- Khuyết tật y khoa rõ ràng (tình trạng y khoa hay hội chứng bẩm sinh khuyết tật được nhóm IEP xác nhận có nhiều khả năng báo hiệu sẽ cần đến giáo dục và dịch vụ đặc biệt).
[34 C.F.R. Sec. 300.8; 5 C.C.R. Sec. 3030; Cal. Ed. Code Sec.
56441,11.]
Bên cạnh việc có một hoặc nhiều tình trạng hội đủ điều kiện, trẻ phải cần có hướng dẫn hoặc dịch vụ được thiết kế đặc biệt để đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt đồng thời cũng phải có những nhu cầu mà không thể đáp ứng được dù đã sửa đổi môi trường thông thường tại nhà hay trường học, hoặc cả hai, nếu không có sự giám sát hay hỗ trợ liên tục theo xác định của nhóm IEP. [Cal. Ed. Code Secs. 56441.11(b)(2) & (3).]
Trẻ không hội đủ điều kiện tham gia chương trình và dịch vụ giáo dục đặc biệt nếu trong trường hợp khác học sinh đó không đáp ứng được các tiêu chí đủ điều kiện và nhu cầu giáo dục của học sinh đó cơ bản là do:
- Không biết tiếng Anh;
- Khuyết tật thể chất tạm thời;
- Sự khó thích nghi với xã hội; hoặc
- Các yếu tố về môi trường, văn hóa hoặc kinh tế.
[Cal. Ed. Code Sec. 56441.11(c); xem Chương 13, Thông Tin về Dịch Vụ Giáo Dục Mầm Non.]
(3.21) Con tôi có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt không nếu cháu chỉ cần một số dịch vụ liên quan, ví dụ như liệu pháp ngôn ngữ, nhưng không cần hướng dẫn giáo dục đặc biệt?
Không. Luật liên bang đặc biệt nêu rõ rằng bên cạnh việc đáp ứng một trong các danh mục khuyết tật, học sinh phải cần hướng dẫn giáo dục đặc biệt ở cấp độ nào đó. [34 C.F.R. Sec. 300.8(a)(2)(i).] Ngoài ra, các quy định của California nêu rõ rằng trẻ có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt nếu kết quả thẩm định “chứng minh khiếm khuyết của trẻ ... cần một trong những lựa chọn chương trình đó là giáo dục đặc biệt.” [5 C.C.R. Sec. 3030(a).] Căn cứ trên những điều khoản này, trẻ sẽ không hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt nếu chỉ cần một số dịch vụ liên quan nào đó. Tuy nhiên, để xác định khả năng hội đủ điều kiện của trẻ, học khu phải tiến hành thẩm định toàn diện ở tất cả lĩnh vực khuyết tật nghi ngờ. Nhu cầu của trẻ về một dịch vụ liên quan như là liệu pháp ngôn ngữ hay liệu pháp nghề nghiệp/vật lý sẽ dẫn đến nghi ngờ có khuyết tật ngầm phải được học khu đánh giá để xác định liệu trẻ có thuộc về một trong những danh mục hội đủ điều kiện không. Tương tự như vậy, trước khi đề xuất đưa trẻ đã hội đủ điều kiện rời khỏi chương trình giáo dục đặc biệt, học khu phải tiến hành các thẩm định để xem liệu trẻ có vẫn hội đủ điều kiện thuộc một trong những danh mục khác không.
(3.22) Nếu gia đình tôi chuyển đến một học khu mới thì học khu mới có cần xác định lại khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt của con tôi nữa không?
Không. Bất cứ khi nào học sinh chuyển đến một học khu từ một học khu khác tại California không hoạt động theo cùng một chương trình địa phương trong cùng năm học đó, học khu mới này phải đảm bảo rằng học sinh ngay lập tức được cung cấp các dịch vụ tương đương với các dịch vụ được cung cấp trong IEP đã được phê duyệt trước đó từ học khu cũ, sau khi tham khảo ý kiến của phụ huynh, trong thời hạn không vượt quá 30 ngày.
Trong vòng 30 ngày, học khu mới phải thông qua IEP đã được phê duyệt trước đó hoặc phát triển, thông qua và triển khai IEP mới. Trường mới này phải thực hiện các bước hợp lý để kịp thời có được học bạ từ trường cũ của học sinh nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển trường của học sinh [Cal. Ed. Code Secs. 56325(a)(1) & (b)(1).]
Bất cứ khi nào học sinh chuyển đến một học khu từ một học khu khác tại California hoạt động theo cùng chương trình địa phương trong cùng năm học đó, học khu mới này sẽ phải tiếp tục, không được trì hoãn, cung cấp cho học sinh các dịch vụ tương đương với những dịch vụ được cung cấp trong IEP đã được phê duyệt hiện tại từ học khu cũ trừ trường hợp phụ huynh và học khu nhất trí phát triển, thông qua và triển khai IEP mới, phù hợp với luật của liên bang và tiểu bang. [Cal. Ed. Code Sec. 56325 (a)(2).]
Bất cứ khi nào học sinh chuyển đến một học khu từ một học khu khác nằm ngoài California trong cùng năm học đó, học khu mới sẽ phải cung cấp cho học sinh giáo dục công phù hợp, miễn phí, bao gồm các dịch vụ tương đương với những dịch vụ được mô tả trong IEP đã được phê duyệt trước đó, sau khi tham khảo ý kiến phụ huynh, cho đến khi học khu này tiến hành thẩm định, nếu được học khu này cho là cần thiết, phát triển IEP mới, phù hợp với luật liên bang và tiểu bang. [Cal. Ed. Code Sec. 56325 (a)(3).]
(3.23) Nếu con của tôi không đáp ứng điều kiện tham gia chương trình giáo dục đặc biệt, trẻ có thể nhận được dịch vụ theo Mục 504 để giải quyết các vấn đề giáo dục không?
Trẻ gặp vấn đề về học tập vẫn có thể không được coi là hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt vì học sinh đó không phù hợp với một trong số các danh mục về khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt và/hoặc vì nhu cầu học tập của học sinh chưa đủ sâu để giúp trẻ hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt. Thông thường, trường hợp này xảy ra với trẻ được xác định mắc chứng tăng động, chứng khó đọc, Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa, Hội Chứng Tourette, Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế, Rối Loạn Ứng Xử, Rối Loạn Thách Thức Chống Đối hoặc ADD/ADHD. Trong số này, chỉ ADD/ADHD và Hội Chứng Tourette được đề cập riêng trong tiêu chí điều kiện tham gia chương trình giáo dục đặc biệt.
Tuy nhiên, trẻ này có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ đặc biệt và sửa đổi chương trình theo luật chống phân biệt đối xử của liên bang được xây dựng nhằm bố trí hợp lý cho tình trạng của học sinh đó để đáp ứng nhu cầu của học sinh đó một cách đầy đủ như nhu cầu của học sinh không bị khuyết tật. Luật này thường được gọi là Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng năm 1973. [29 U.S.C. Sec. 794; implementing regulations at 34 C.F.R. Secs. 104.1 and following.]
Khả năng hội đủ điều kiện theo Mục 504 không dựa trên sự phân tích rõ ràng về các tình trạng khuyết tật (trừ một số tình trạng, như ADD/ADHD thường được công nhận là tình trạng hội đủ điều kiện theo Mục 504). Hơn nữa các quy định về biện pháp bảo vệ theo Mục 504 đều sẵn có đối với những học sinh được coi là có khuyết tật về chức năng. Những học sinh này:
- Bị khiếm khuyết thể chất hoặc tinh thần gây hạn chế đáng kể với hoạt động chính trong cuộc sống (như học tập và khả năng tập trung);
- Có tiền sử về khiếm khuyết như vậy; hoặc
- Bị coi là có khiếm khuyết như vậy.
[34 C.F.R. Sec. 104.3(j).]
Nếu con quý vị không được phát hiện là có khuyết tật theo mục đích của những điều chỉnh và/hoặc dịch vụ của Mục 504, quý vị có thể kháng cáo quyết định đó. Cơ quan giáo dục địa phương chịu trách nhiệm sắp xếp quy trình điều trần theo Mục 504. Viên chức điều trần do cơ quan giáo dục địa phương chọn phải độc lập với cơ quan địa phương. Ví dụ: viên chức điều trần có thể là quản trị viên giáo dục đặc biệt từ học khu khác, từ văn phòng giáo dục của hạt hoặc từ khu vực chương trình giáo dục đặc biệt – miễn là không có xung đột lợi ích.
Phòng Dân Quyền Hoa Kỳ (U.S. Office for Civil Rights, OCR) tại Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ quản lý và thực thi các biện pháp bảo vệ theo Mục 504 trong giáo dục. Nếu quý vị cho rằng con quý vị không được hưởng các quyền lợi chính đáng của trẻ theo Mục 504, quý vị có thể nộp đơn khiếu nại với Phòng Dân Quyền theo địa chỉ:
San Francisco Office
Office for Civil Rights
U.S. Department of Education
50 United Nations Plaza
San Francisco, CA 94102
Điện Thoại: 415-486-5555
Fax: 415-486-5570; TDD: 800-877-8339
Xem Chương 6, Thông Tin về Phiên Điều Trần theo Thủ Tục Pháp Lý/Khiếu Nại Về Tuân Thủ. Ngoài ra, Xem Chương 16, Thông Tin về Mục 504 và Phân Biệt Đối Xử Dựa Trên Tình Trạng Khuyết Tật.
Khi quý vị giới thiệu con quý vị đủ điều kiện tham gia giáo dục đặc biệt, thư giới thiệu có thể bao gồm yêu cầu con quý vị cũng được đánh giá theo Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng năm 1973 (“Mục 504”) để xác định xem liệu con quý vị có thể đủ điều kiện nhận dịch vụ theo luật đó không. Nếu hội đủ điều kiện, học khu có thể bắt buộc phải cung cấp những điều chỉnh và/hoặc dịch vụ hợp lý, bao gồm các dịch vụ giáo dục đặc biệt, nhằm cho phép con quý vị được hưởng lợi từ trường học như những trẻ em không khuyết tật. Những điều chỉnh và/hoặc dịch vụ có thể rất quan trọng nếu con quý vị không hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt, hoặc vì lý do nào đó mà việc điều chỉnh và/hoặc dịch vụ đó không được cung cấp theo chương trình giáo dục đặc biệt. [OCR Memorandum, Letter to Veir, 19 IDELR 876 (April 29, 1993).]
(3.24) Nếu học sinh chỉ hội đủ điều kiện nhận dịch vụ theo Mục 504, trẻ có thể nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt không?
Có. Bản Ghi Nhớ OCR viết ngày 29 tháng Tư năm 1993 giải đáp câu hỏi này: Liệu trẻ...có khuyết tật theo định nghĩa trong Mục 504 nhưng không phải theo IDEA có được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt không?
Có. Nếu trẻ...được phát hiện có khuyết tật theo định nghĩa trong Mục 504, trẻ sẽ được nhận bất kỳ dịch vụ giáo dục đặc biệt nào mà nhóm xếp lớp xác định là cần thiết. [19 IDELR 876.]
Các học khu thường không biết về giải thích pháp lý OCR này. Nếu quý vị cho rằng con quý vị cần các dịch vụ giáo dục đặc biệt để nhận được FAPE, hãy thông báo với nhóm lập kế hoạch 504 về bản ghi nhớ ở trên trước cuộc họp.
(3.25) Con tôi được lên lớp theo trình tự bình thường. Trẻ vẫn có thể đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt chứ?
Có. Miễn là trẻ đáp ứng một trong những danh mục về khả năng hội đủ điều kiện và cần giáo dục đặc biệt, việc trẻ được lên lớp theo trình tự bình thường mà không cần giáo dục đặc biệt không có nghĩa là trẻ không được hưởng chương trình giáo dục đặc biệt công lập phù hợp, miễn phí. [34 C.F.R. Sec. 300.111(c)(1).]
(3.26) Học khu có thể giới hạn các dịch vụ mà con tôi nhận được dựa trên khuyết tật của trẻ không?
Trường học không thể đưa ra giả định rằng một số khuyết tật nhất định chỉ ảnh hưởng đến học sinh theo một số cách. Ví dụ: giới hạn các dịch vụ cho học sinh có khiếm khuyết hình thể chỉ ở giáo dục thể chất có sửa đổi. Các khuyết tật khác nhau về mức độ và cách tác động đến các cá nhân. Quyết định về các dịch vụ giáo dục đặc biệt và dịch vụ liên quan phải được đưa ra dựa trên nhu cầu cụ thể của từng học sinh. [34 C.F.R. Secs. 300.39 & 300.320(a)(2)(i)(A); Cal. Ed. Code Secs. 56031(a) & 56345(a)(2)(A).] Xác định các dịch vụ và sắp xếp cần thiết cho mỗi trẻ khuyết tật để nhận được chương trình giáo dục công lập phù hợp, miễn phí phải dựa trên nhu cầu đặc biệt của trẻ, chứ không phải khuyết tật của trẻ. [34 C.F.R. Secs. 300.39 & 300.324(a).]
(3.27) Con tôi hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo một trong những danh mục về khả năng hội đủ điều kiện nhưng trẻ còn có vấn đề khác ảnh hưởng đến việc học tập. Học khu có phải giải quyết những nhu cầu học tập khác này không?
Có. Luật pháp liên bang yêu cầu học khu đánh giá tất cả các lĩnh vực liên quan đến khuyết tật của học sinh. Việc đánh giá phải “đủ toàn diện để xác định tất cả nhu cầu về các dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan của trẻ, dù có hay không liên quan phổ biến với danh mục khuyết tật mà trẻ được xếp vào”. [34 C.F.R. Sec. 300.304 (c)(4), (6); Cal. Ed. Code Sec. 56320(f).] Ví dụ: học sinh có thể hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở khuyết tật học tập cụ thể, nhưng cũng có thể là do rối loạn thiếu tập trung. Trường học cũng phải đánh giá bản chất và mức độ trở ngại về chú ý của trẻ, cũng như đánh giá các biện pháp can thiệp cần thiết [Corona-Norco Unified School Dist., SN 1137-98, 30 IDELR 179.] Miễn là học sinh hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo một trong các danh mục về khả năng hội đủ điều kiện, nhóm IEP phải xem xét nhu cầu đặc biệt của học sinh (chẳng hạn như nhu cầu về hành vi, ngôn ngữ hoặc giao tiếp) trong khi thiết kế IEP. [34 C.F.R. Sec. 300.39.]
(3.28) Một số danh mục về khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt yêu cầu tình trạng hoặc khuyết tật của học sinh phải “gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập”. Cụm từ trên nghĩa là gì?
Cả luật pháp liên bang hoặc tiểu bang đều không định nghĩa thuật ngữ “gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập”. Do đó, quý vị cần xem lại các trường hợp của tòa án giải thích về cụm từ này để hiểu được cách áp dụng. Tòa án đã giải thích nghĩa của cụm từ này như sau: giáo dục sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nếu, không có một số dịch vụ, tình trạng bản thân có thể ngăn trẻ thực hiện các nhiệm vụ về học thuật và phi học thuật và/hoặc ngăn trẻ được giáo dục với các bạn đồng lứa không bị khuyết tật. [Yankton School District v. Schramm, 93 F.3d 1369 (8th Cir. 1996).]
Ví dụ: với trẻ bị khiếm khuyết hình thể, Tòa Án tại Schramm đã xác định nhiều dịch vụ (trợ giúp việc di chuyển giữa các lớp học, lên xuống xe buýt, lên xuống cầu thang, bê khay ăn trưa, sắp xếp kèn saxophon của trẻ cho ban nhạc, bộ sách bổ sung ở nhà và ở trường để không cần phải mang đi mang về, bài tập viết ngắn hơn, hướng dẫn cách gõ bằng một tay, bản sao ghi chú của giáo viên và máy tính ở một số lớp học) mà nếu không được cung cấp sẽ khiến khiếm khuyết hình thể gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập. Tòa Án đã phát hiện điều này là đúng vì nếu không có những dịch vụ này, học sinh sẽ gặp khó khăn trong ghi chú, hoàn thành bài tập, đến lớp đúng giờ và mang sách đến lớp. Tòa án tương tự nhận thấy rằng vì học sinh có ý định học đại học, nếu không có những dịch vụ này cũng như dịch vụ chuyển tiếp giáo dục đặc biệt (học lái xe, tự biện hộ và các kỹ năng sống độc lập) thì sẽ khiến khiếm khuyết hình thể gây ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu của học sinh về giáo dục sau trung học.
Tại California, cơ quan điều trần hành chính đã nhận thấy điểm kém là một chỉ số quan trọng của việc ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập. [Lodi Unified Sch. Dist., SN 371-00; Capistrano Unified Sch. Dist., SN 686-99, 33 IDELR 51; Ventura Unified Sch. Dist., SN 1943-99A; Murrieta Valley Unified Sch. Dist., SN 180-95, 23 IDELR 997.] Cơ quan điều trần cũng phát hiện ra rằng một tình trạng khuyết tật sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập nếu tình trạng đó khiến học sinh kém chuyên cần. [Sequoia Union High School District, SN 1092-95.] Điểm kém và tụt lùi trong học tập cũng là ví dụ về ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập. [Enterprise Elem. Sch. Dist., SN 1055-89.] Ngoài ra, tình trạng của học sinh, còn gây giảm điểm số và hạnh kiểm ở trường học, dẫn đến ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập. [Sierra Sands Unified Sch. Dist., SN 1367-97, 30 IDELR 306.]
Nhiều trường đánh giá xem tình trạng của trẻ có ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của chính trẻ hay không hoàn toàn dựa trên điểm số hoặc điểm bài kiểm tra chuẩn hóa của trẻ. Mặc dù điểm số và, có lẽ, điểm bài kiểm tra chuẩn hóa có thể là thước đo về năng lực học tập, nhưng luật pháp và tòa án xem xét rộng hơn. Khi xác định liệu năng lực học tập có bị ảnh hưởng bất lợi bởi tình trạng cảm xúc của trẻ hay không, tòa phúc thẩm liên bang chi phối California yêu cầu cân nhắc đến nhu cầu của học sinh về việc phát triển hành vi và cảm xúc. [County of San Diego v. California Special Education Hearing Office, et al., 93 F.3d 1458, 1467 (9th Cir. 1996).] Mặc dù một số học sinh thực hiện tốt bài kiểm tra chuẩn hóa, nhưng luật pháp không yêu cầu phải có điểm kiểm tra chuẩn hóa kém để tìm ra sự ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập. Tòa án đã xác định rằng nhu cầu giáo dục của trẻ bao gồm các nhu cầu học thuật, xã hội, sức khỏe, cảm xúc, giao tiếp, thể chất và nghề nghiệp. [Seattle School Dist. No. 1 v. B.S., 82 F.3d 1493, 1500 (9th Cir. 1996).]
Luật giáo dục đặc biệt của liên bang cũng phân biệt khái niệm năng lực “học tập” và năng lực “học thuật” và xác định rằng năng lực “học tập” là một khái niệm rộng. Ví dụ: trẻ phải được trường học đánh giá ở tất cả các lĩnh vực của khuyết tật bị nghi ngờ. [20 U.S.C. Sec. 1414(b)(3)(B).] Những lĩnh vực này được xác định theo quy định của liên bang, bao gồm: sức khỏe, thị lực, thính lực, tình trạng xã hội và cảm xúc, trí thông minh nói chung, năng lực học thuật, tình trạng giao tiếp và khả năng vận động. [34 C.F.R. Sec. 300.304(c)(4).] Năng lực học thuật chỉ là một trong những lĩnh vực trẻ cần được đánh giá. Quốc Hội và Cơ Quan Lập Pháp California đáng ra đã dùng thuật ngữ hẹp hơn “năng lực học thuật” khi viết định nghĩa về các tình trạng sẽ giúp trẻ hội đủ điều kiện theo danh mục về khả năng đủ điều kiện như Rối Loạn Cảm Xúc, Khiếm Khuyết Sức Khỏe Khác (Other Health Impaired, OHI), Khiếm Khuyết Hình Thể, Khuyết Tật Trí Tuệ, Khiếm Khuyết về Lời Nói và Ngôn Ngữ, Khiếm Thị, Khiếm Thính, Điếc. Tuy nhiên, họ không làm vậy. Quốc Hội và Cơ Quan Lập Pháp California đã sử dụng thuật ngữ “năng lực học tập” rộng hơn trong các định nghĩa hội đủ điều kiện này. Ngoài điểm số và điểm bài kiểm tra chuẩn hóa, trường học cần cân nhắc xem tình trạng cảm xúc, sức khỏe và tình trạng khác của trẻ có ảnh hưởng bất lợi đến năng lực phi học thuật ở các lĩnh vực xã hội, hành vi và lĩnh vực khác hay khôn