Menu Close

(15.2) Học khu có bắt buộc phải tiến hành thẩm định phân tích chức năng (functional analysis assessment, FAA) và xây dựng kế hoạch can thiệp hành vi tích cực (positive behavior intervention plan, PBIP) không?

(15.2) Học khu có bắt buộc phải tiến hành thẩm định phân tích chức năng (functional analysis assessment, FAA) và xây dựng kế hoạch can thiệp hành vi tích cực (positive behavior intervention plan, PBIP) không?

Vào tháng Bảy năm 2013, Cơ Quan Lập Pháp California đã bãi bỏ một đạo luật được gọi là Dự Luật Hughes, một tập hợp các luật và quy định yêu cầu các học khu thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các nhu cầu của học sinh nhận giáo dục đặc biệt có vấn đề về hành vi. Dự Luật Hughes yêu cầu các học khu cung cấp các dịch vụ bổ sung bao gồm việc thẩm định chi tiết và toàn diện được gọi là thẩm định phân tích chức năng (FAA) và kế hoạch can thiệp hành vi tích cực (BIP), hay còn được gọi là (BIP) khi trẻ thực hiện các hành vi nguy hiểm nghiêm trọng.

Các dịch vụ này không còn được tự động yêu cầu như được mô tả trong luật trước đây, nhưng việc thẩm định hành vi và can thiệp hành vi tích cực vẫn được yêu cầu như một phần của IEP. [34 C.F.R. Sec. 300.324(a)(2)(i); Cal. Ed. Code Sec. 56341.1(b)(1).] Nếu các vấn đề về hành vi của con quý vị là nghiêm trọng, nhóm IEP vẫn sẽ xem xét liệu con quý vị có được hưởng lợi từ thẩm định chi tiết như FAA hoặc PBIP hay không. Nếu con quý vị đã có kế hoạch hỗ trợ hành vi (BSP) mà không hiệu quả trong việc giải quyết hành vi thách thức của con quý vị, quý vị cần chỉ rõ điều này với nhóm IEP và yêu cầu rằng, con quý vị cần được thẩm định hành vi chức năng chi tiết (functional behavioral assessment, FBA), như FAA để nhóm IEP có đủ thông tin nhằm triển khai PBIP chi tiết hơn.