Các chương trình giáo dục đặc biệt ở California bị chi phối bởi sự kết hợp giữa luật pháp tiểu bang và liên bang. Theo các luật này, học khu phải cung cấp cho mỗi học sinh khuyết tật một chương trình giáo dục công lập miễn phí, phù hợp (free, appropriate public education, FAPE). FAPE có nghĩa là dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan được cung cấp bằng chi phí công và miễn phí, đáp ứng các tiêu chuẩn phù hợp, bao gồm giáo dục mẫu giáo đến giáo dục phổ thông trung học và tuân thủ Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Program, IEP). [Title 20 United States Code (U.S.C.) Section (Sec.) 1401(9); Title 34, Code of Federal Regulations (C.F.R.) Sec. 300.17.] Giáo dục đặc biệt phải được cung cấp trong môi trường ít hạn chế nhất. Điều này có nghĩa là ở phạm vi tối đa phù hợp, tất cả học sinh khuyết tật nên được giảng dạy cùng với những học sinh không bị khuyết tật. [34 C.F.R. Sec. 300.114.] Ngoài ra, FAPE yêu cầu các học sinh giáo dục đặc biệt phải tham gia và tiến bộ trong chương trình giáo dục phổ thông và hướng tới đạt được các mục tiêu của mình. [20 U.S.C. Sec. 1414(d)(1)(A); 34 C.F.R. Sec. 300.320(a)(1).]
- (1.1) Tôi nghe nhiều về luật liên bang và tiểu bang, cũng như các quy định của liên bang và tiểu bang. Sự khác biệt giữa chúng là gì?
- (1.2) Định nghĩa về chương trình giáo dục đặc biệt là gì?
- (1.3) Làm thế nào tôi có thể đề nghị học khu đánh giá hoặc thẩm định con mình?
- (1.4) Mất bao lâu để học khu hoàn thành thẩm định cho con tôi?
- (1.5) Học khu có thể thực hiện thẩm định khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của tôi không?
- (1.6) Quá trình thẩm định cần bao gồm những lĩnh vực nào?
- (1.7) Các tiêu chuẩn cho các bài kiểm tra và công cụ thẩm định là gì?
- (1.8) Việc thẩm định có cần phải được cung cấp bằng ngôn ngữ chính của con tôi hay không?
- (1.9) Tôi có quyền kiểm tra và/hoặc nhận các bản sao hồ sơ giáo dục của con tôi hay không?
- (1.10) Nếu tôi không đồng ý với đánh giá của học khu, liệu tôi có thể yêu cầu học khu thanh toán cho đánh giá độc lập không?
- (1.11) Tôi có thể cung cấp cho học khu đánh giá độc lập từ một người đánh giá đủ điều kiện không được học khu tuyển dụng không? Học khu có phải xem xét đánh giá độc lập không?
- (1.12) Tần suất các đánh giá phải được thực hiện cho học sinh khuyết tật như thế nào?
- (1.13) Quy trình thẩm định cho mục 504 là gì? Quy trình nàycó giống như quy trình thẩm định giáo dục đặc biệt không?
- (1.14) Ai hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo luật liên bang và tiểu bang?
- (1.15) Các tiêu chí đủ điều kiện đối với trẻ từ ba đến năm tuổi là gì?
- (1.16) Nếu con của tôi không hội đủ điều kiện tham gia vào chương trình giáo dục đặc biệt, liệu có cách nào khác để có được một số dịch vụ đặc biệt nhằm giải quyết các vấn đề về giáo dục hay không?
- (1.17) Vụ kiện Tòa Án Tối Cao Endrew F. là gì? Tại sao đây lại là quyết định giáo dục đặc biệt quan trọng?
- (1.18) Các phán quyết quan trọng trong Endrew F. là gì?
- (1.19) Các phán quyết trong Endrew F. ảnh hưởng đến việc học khu phát triển IEP của con tôi như thế nào?
- (1.20) Chương trình giáo dục đặc biệt “phù hợp” là gì?
- (1.21) Chương trình giáo dục cá nhân (IEP) là gì và làm thế nào tôi có thể yêu cầu chương trình này cho con tôi?
- (1.22) Tôi có quyền gì trong quy trình IEP?
- (1.23) Tần suất tổ chức cuộc họp IEP như thế nào?
- (1.24) Ai được yêu cầu tham dự cuộc họp nhóm IEP và các thành viên nên đóng góp gì cho cuộc họp?
- (1.25) Liệu tôi có thể dẫn theo người bênh vực hoặc luật sư tới cuộc họp IEP không?
- (1.26) Nếu tôi cần thông dịch viên tại cuộc họp IEP, thì tôi có được cung cấp không?
- (1.27) Thông Báo Trước Bằng Văn Bản là gì?
- (1.28) IEP phải giải quyết việc con tôi có thể tham gia chương trình giảng dạy chung bất kể tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của con và môi trường mà con được giáo dục phải không?
- (1.29) Tôi có phải ký vào IEP tại cuộc họp IEP không?
- (1.30) Bằng cách nào các hỗ trợ và dịch vụ bổ sung có thể giúp con tôi trong lớp học thông thường?
- (1.31) Làm thế nào con tôi có thể hội đủ tiêu chuẩn nhận được các dịch vụ “năm học kéo dài”?
- (1.32) Tôi có thể ghi âm cuộc họp IEP không?
- (1.33) Các dịch vụ liên quan là gì?
- (1.34) Con tôi cần có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đi học, nhưng học khu nói với tôi rằng học khu không phải cung cấp vì các dịch vụ đó được coi là dịch vụ “y tế”. Điều này có đúng không?
- (1.35) Học khu có chịu trách nhiệm cung cấp trợ lý chuyên môn (người trợ giúp hướng dẫn) cho học sinh không?
- (1.36) Con tôi có thể được tư vấn tâm lý hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần khác như một dịch vụ liên quan không?
- (1.37) Con tôi có vấn đề hành vi liên tục xảy ra. Học khu có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đó không?
- (1.38) Công nghệ hỗ trợ là gì?
- (1.39) Phiên điều trần theo thủ tục pháp lý là gì?
- (1.40) Khiếu nại về sự tuân thủ là gì?
- (1.41) Sự khác biệt giữa khiếu nại về tuân thủ và phiên điều trần theo thủ tục pháp lý là gì?
- (1.42) Ai có thể nộp đơn khiếu nại về sự tuân thủ?
- (1.43) Có giới hạn thời gian đối với thời điểm tôi phải nộp đơn khiếu nại về sự tuân thủ không?
- (1.44) Điều gì sẽ xảy ra khi CDE phát hiện học khu không tuân thủ?
- (1.45) Tôi có thể nộp đơn khiếu nại cho bất kỳ cơ quan nào khác không?
- (1.46) Có cơ hội giải quyết khiếu nại của tôi trước buổi điều trần thực sự không?
- (1.47) Cuộc họp hòa giải là gì?
- (1.48) Điều gì xảy ra với việc xếp lớp và dịch vụ của con tôi nếu tôi nộp đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý?
- (1.49) Tôi có các quyền gì trong thủ tục pháp lý?
- (1.50) Tôi có thể làm gì để được bồi hoàn hoặc đền bù nếu học khu không cung cấp FAPE cho con tôi?
- (1.51) Có giới hạn nào đối với yêu cầu bồi hoàn hoặc giáo dục đền bù tại California không?
- (1.52) Môi trường ít hạn chế nhất (LRE) có nghĩa là gì?
- (1.53) Những hỗ trợ và dịch vụ bổ sung nào có sẵn để hỗ trợ con tôi trong lớp học thông thường?
- (1.54) Nếu con tôi không thể hưởng lợi từ chương trình học tập thông thường, con tôi có thể tham gia vào các chương trình khác của nhà trường không?
- (1.55) Bản chất hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của con tôi có thể được sử dụng để biện minh cho môi trường giáo dục tách biệt không?
- (1.56) Yêu cầu về LRE có áp dụng cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo không? Nếu học khu của tôi không cung cấp bất kỳ trường mẫu giáo nào cho trẻ không bị khuyết tật, liệu con tôi có thể hòa nhập với bất kỳ trẻ không bị khuyết tật nào không?
- (1.57) Con tôi bị khuyết tật có thể bị đình chỉ hoặc đuổi học trong những trường hợp nào?
- (1.58) What is a “manifestation determination” meeting?
- (1.59) Nếu tôi không đồng ý với đề xuất của nhóm IEP xác định biểu hiện về việc đuổi học con tôi, tôi có thể phản đối đề xuất không?
- (1.60) Có bất kỳ trường hợp nào mà trong đó trường học có thể thay đổi ngay việc xếp lớp cho con tôi không?
- (1.61) Học khu có phải tiếp tục cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho con tôi nếu con tôi bị đình chỉ hơn mười ngày hoặc nếu con tôi bị đuổi học không?
- (1.62) Có bất kỳ quy tắc đặc biệt nào điều chỉnh việc kỷ luật học sinh được xác định là bị khuyết tật theo Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng năm 1973 không?
- (1.63) Tôi có thể làm gì nếu giáo viên hoặc nhân viên khác trong trường lạm dụng con tôi về mặt thể chất hoặc tinh thần?
- (1.64) Các dịch vụ liên quan liên cơ quan là gì?
- (1.65) AB 3632 có phải là cách duy nhất để học sinh giáo dục đặc biệt ở California nhận được trị liệu nghề nghiệp hay vật lý trị liệu không?
- (1.66) Những học sinh nào nhận được dịch vụ trị liệu nghề nghiệp hoặc vật lý trị liệu từ CCS?
- (1.67) Ai sẽ đưa ra quyết định cho học sinh giáo dục đặc biệt khi cha mẹ của học sinh đó không còn bất kỳ quyền nào hoặc khi cha mẹ không liên quan đến cuộc sống của học sinh đó?
- (1.68) Tôi là cha mẹ nuôi của học sinh giáo dục đặc biệt. Tôi có những quyền gì?
- (1.69) Học khu có phải giúp học sinh khuyết tật chuyển tiếp từ giai đoạn trung học sang cuộc sống trưởng thành không?
- (1.70) Các dịch vụ chuyển tiếp dành cho học sinh giáo dục đặc biệt là gì?
- (1.71) Chương trình chuyển tiếp cá nhân (individual transition plan, ITP) là gì?
- (1.72) Học sinh có thể tiếp tục nhận dịch vụ chuyển tiếp sau khi nhận được chứng chỉ hoàn thành không?
- (1.73) Mối quan hệ giữa dịch vụ chuyển tiếp và giáo dục nghề nghiệp là gì?
- (1.74) Việc Làm Được Hỗ Trợ là gì?
- (1.75) Sở Phục Hồi Chức Năng California có trách nhiệm trong việc hỗ trợ con tôi chuyển từ giáo dục đặc biệt sang cuộc sống trưởng thành sau khi ra trường không?
- (1.76) Hệ Thống Đánh Giá Kết Quả Học Tập và Tiến Bộ của Học Sinh California (California Assessment of Student Performance and Progress, CAASPP) là gì?
- (1.77) Các yêu cầu để nhận bằng tốt nghiệp trung học ở California là gì?
- (1.78) Có cách nào khác để hoàn thành khóa học theo quy định không?
- (1.79) Nếu con tôi đáp ứng các yêu cầu tốt nghiệp và nhận bằng tốt nghiệp, khả năng hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt có chấm dứt không?
- (1.80) Khi con tôi đủ 18 tuổi, con tôi sẽ bắt đầu đưa ra quyết định liên quan đến IEP hay tôi sẽ tiếp tục là người ra quyết định cho mục đích giáo dục?
- (1.81) Nếu con tôi không nhận được bằng tốt nghiệp chính quy, nhưng nhận được chứng chỉ thành tích hoặc hoàn thành, liệu con tôi có còn hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt không?
- (1.82) Nếu con tôi nhận được chứng chỉ thành tích hoặc hoàn thành, con tôi có thể tham gia lễ tốt nghiệp và các hoạt động liên quan không?
- (1.83) Có dịch vụ nào cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị khuyết tật được phục vụ theo luật giáo dục đặc biệt của liên bang không?
- (1.84) California có luật riêng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không?
- (1.85) Cơ quan nào chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi?
- (1.86) Các tiêu chí đủ điều kiện nhận dịch vụ can thiệp sớm (“Bắt Đầu Sớm”) ở California là gì?
- (1.87) Những dịch vụ nào được bao gồm trong Phần C cho trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi?
- (1.88) Các học khu có chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ em từ ba đến năm tuổi không?
- (1.89) Các tiêu chí đủ điều kiện đối với trẻ bị khuyết tật từ ba đến năm tuổi là gì?
- (1.90) Có những dịch vụ hướng dẫn nào dành cho đứa con đang ở độ tuổi mẫu giáo của tôi?
- (1.91) Ai hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục “khiếm khuyết sức khỏe khác”?
- (1.92) Con tôi đang ở độ tuổi mẫu giáo có thể tham gia hoạt động giáo dục với trẻ không khuyết tật không?
- (1.93) Con tôi bị bệnh hoặc tình trạng nghiêm trọng, hoặc đang hồi phục sau tai nạn hoặc phẫu thuật, điều đó sẽ khiến con tôi không đến trường trong một thời gian ngắn. Con tôi có thể nhận được bất kỳ dịch vụ đặc biệt nào để giúp con tôi vẫn theo kịp vói chương trình giáo dục hiện tại không?
- (1.94) Ai sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hướng dẫn cá nhân cho con tôi khi con tôi ở nhà hay đang nằm viện tạm thời?
- (1.95) Con tôi là một học sinh giáo dục đặc biệt nhưng phải được giáo dục tại nhà trong một thời gian do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng khuyết tật của con tôi. Học khu cho biết họ sẽ cung cấp một giờ “hướng dẫn tại nhà” mỗi ngày và không có dịch vụ liên quan. Học khu có thể làm vậy không?
- (1.96) Tôi có phải mua bất kỳ thiết bị cần thiết nào, như máy tính hoặc công nghệ khác, nếu con tôi nhận được hướng dẫn tại nhà không?
- (1.97) Nếu con tôi mắc bệnh truyền nhiễm, học khu có thể từ chối cung cấp người hướng dẫn tại nhà hoặc cấm con tôi đi học trên cơ sở rủi ro cho nhân viên hoặc những đứa trẻ khác không?
- (1.98) Con tôi cần dùng thuốc trong thời gian ở trường. Trường học phải hỗ trợ gì để đảm bảo thực hiện được việc đó? Con tôi có thể tự sử dụng thuốc không?
- (1.99) Điều gì xảy ra với chương trình giáo dục đặc biệt của con tôi nếu chúng tôi chuyển từ học khu này sang học khu khác?
- (1.100) Tôi có quyền gì nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi hoặc tôi không nói được tiếng Anh?
- (1.101) Quyền nhận giáo dục phù hợp, miễn phí của con tôi có bị ảnh hưởng nếu con tôi không có giấy tờ không?
- (1.102) Những học sinh đăng ký vào trường bán công có quyền giáo dục đặc biệt không?
- (1.103) Nếu tôi đưa con tôi vào trường tư thục hoặc tôn giáo, con tôi có quyền nhận IEP và dịch vụ giáo dục đặc biệt không?
- (1.104) Cơ quan công nào chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ có IEP và cư trú trong tổ chức trẻ em được cấp phép hoặc gia đình nhận nuôi?