Menu Close

(N) Hòa Giải và Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý Theo Đạo Luật Cải Thiện Giáo Dục Người Khuyết Tật năm 2004 (IDEA)

(N) Hòa Giải và Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý Theo Đạo Luật Cải Thiện Giáo Dục Người Khuyết Tật năm 2004 (IDEA)

Các đoạn sau đây được lấy từ các trang thông tin trước mẫu Yêu Cầu Hòa Giải và Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý của OAH.

IDEA cung cấp hòa giải và điều trần theo thủ tục pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật nhằm đảm bảo mỗi trẻ đều nhận được Giáo Dục Công Miễn Phí và Phù Hợp (Free and Appropriate Public Education, FAPE) dành riêng cho nhu cầu đặc biệt của trẻ.

Quy trình này được bắt đầu bằng việc cung cấp Yêu Cầu Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý và Hòa Giải (thường được gọi là Khiếu Nại) đã hoàn thành cho những người hoặc tổ chức quý vị đã nêu tên là các bên tham gia tố tụng.

Quý vị nên lưu ý rằng IDEA có các đòi hỏi rất cụ thể liên quan đến thông tin được đưa vào yêu cầu. Nếu thông tin được đòi hỏi không chính xác, không đầy đủ hoặc không được cung cấp, yêu cầu điều trần theo thủ tục pháp lý của quý vị có thể bị trì hoãn cho đến khi yêu cầu đáp ứng các đòi hỏi pháp lý.

Yêu cầu của quý vị phải được gửi đến tất cả các bên mà quý vị đã xác định và bản sao phải được cung cấp cho Văn Phòng Điều Trần Hành Chính.

Nếu cần hỗ trợ trong việc hoàn thành mẫu này hoặc có câu hỏi về quy trình Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý và Hòa Giải, quý vị sẽ nhận được hỗ trợ bằng cách liên hệ với Văn Phòng Điều Trần Hành Chính theo các số nêu bên dưới.

Office of Administrative Hearings
Special Education Division
2349 Gateway Oaks Drive, Suite 200
Sacramento, CA 95833

ĐT: (916) 263-0880
Fax (916) 376-6319

Yêu Cầu Điều Trần Theo Thủ Tục Pháp Lý và Hòa Giải (Khiếu Nại) sẽ bao gồm:

“Tên của trẻ, địa chỉ cư trú của trẻ (hoặc thông tin liên hệ có sẵn trong trường hợp trẻ vô gia cư), và tên của trường trẻ đang theo học…” (20 U.S.C. Sec.1415(b)(7)(A)(ii)(I));

 “Mô tả về bản chất vấn đề của trẻ liên quan đến sự khởi đầu hoặc thay đổi được đề xuất đó, bao gồm các dữ kiện liên quan đến vấn đề đó. (20

U.S.C Sec. 1415 (b)(7)(A)(ii)(III)); và

“Giải pháp đề xuất của vấn đề tới phạm vi mà được biết và có sẵn cho một bên tại thời điểm đó”. (20 U.S.C Sec. 1415 (b)(7)(A)(ii)(IV).)

Cả hai bên hiện có quyền phản đối tính đầy đủ của bất kỳ Khiếu Nại nào.

(20 U S C. Sec. 1415 (c)(2)(A).)

Bên nộp Khiếu Nại sẽ không hưởng phiên điều trần theo thủ tục pháp lý nếu Khiếu Nại không tuân thủ 20 U.S.C. Sec. 1415(b)(7)(A). (20 U.S.C.

Sec. 1415 (b)(7)(B).)

Việc xác định xem Khiếu Nại có đầy đủ và tuân thủ yêu cầu của 20 U S.C. Sec. 1415(b)(7)(A) hay không sẽ được thẩm phán luật hành chính thực hiện chỉ dựa trên nội dung của Khiếu Nại. (20 U.S.C Sec. 1415(c)(2)(D).)

Một bên chỉ có thể sửa đổi Khiếu Nại của mình nếu: (I) bên khác đồng ý bằng văn bản và Phiên Họp Giải Quyết được tổ chức; hoặc (II) nếu được phép của Thẩm Phán Luật Hành Chính. (20 U.S C. Sec. 1415(c)(2)(E)(i).)

Tất cả các khung thời gian, bao gồm cả các khung cho Phiên Họp Giải Quyết, sẽ bắt đầu lại khi nộp Khiếu Nại đã sửa đổi. (20 U S C. Sec. 1415(c)(2)(E)(ii).)