Menu Close

(10.3) Dịch vụ chuyển tiếp nào được bao gồm trong luật giáo dục đặc biệt California?

(10.3) Dịch vụ chuyển tiếp nào được bao gồm trong luật giáo dục đặc biệt California?

Luật pháp California khá tham vọng và cụ thể trong mô tả về các dịch vụ chuyển tiếp và trách nhiệm của các cơ quan giáo dục tiểu bang và địa phương cung cấp các dịch vụ này.

Cơ Quan Lập Pháp California đã phát hiện và tuyên bố rằng những cải tiến trong giáo dục đặc biệt đã không giúp học sinh có việc làm được trả lương hay giúp học sinh nhận giáo dục đặc biệt hòa nhập tối đa vào cộng đồng. Cơ Quan Lập Pháp tuyên bố rằng không có quy trình chính thức nào thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ và tài nguyên trong trường và sau khi ra trường.  Cơ quan đó cũng tuyên bố rằng không có sự phối hợp đầy đủ giữa các nhà giáo dục, nhà cung cấp dịch vụ dành cho người trưởng thành, người sử dụng lao động và gia đình mà sẽ giúp học sinh có việc làm được trả lương và sống độc lập trong xã hội. Do vậy, phần lớn các tùy chọn có sẵn cho người trưởng thành khuyết tật thúc đẩy sự phụ thuộc hơn là khả năng độc lập. Mục tiêu của Cơ Quan Lập Pháp đối với dịch vụ chuyển tiếp là cung cấp một sự chuyển tiếp có kế hoạch từ trường học sang cuộc sống trưởng thành, mang lại cơ hội tối đa hóa khả năng độc lập về kinh tế và xã hội trong môi trường ít hạn chế nhất. [Cal. Ed. Code Sec. 56460.]

Luật pháp tiểu bang yêu cầu Tổng Giám Đốc thiết lập khả năng cung cấp dịch vụ chuyển tiếp cho hàng loạt học sinh có nhu cầu đặc biệt như việc làm và đào tạo học thuật, hoạch định chiến lược, phối hợp liên cơ quan và đào tạo phụ huynh. [Cal. Ed. Code Sec. 56461.]

Dịch vụ chuyển tiếp bao gồm nhưng không giới hạn ở:

          (a)     Các chương trình đào tạo tại chức, tài liệu tài nguyên và           sổ tay xác định những thông tin sau đây:

          (1)     Định nghĩa về “chuyển tiếp”, bao gồm các thành phần chính của chương trình chuyển tiếp dựa trên trường học hiệu quả;

          (2)     Luật và các quy định có liên quan;

          (3)     Vai trò của các cơ quan khác trong quá trình chuyển tiếp bao gồm, nhưng không giới hạn ở phạm vi dịch vụ, tiêu chí hội đủ iều kiện và tài trợ của họ;

          (4)     Thành phần của việc lập kế hoạch chuyển tiếp hiệu quả;

          (5)     Vai trò của các gia đình trong quá trình chuyển tiếp cá nhân;

(6)     Tài nguyên và các chương trình mô hình hiện có sẵn trong    tiểu bang này.

(b)     Sự phát triển vai trò và trách nhiệm của giáo dục đặc biệt trong quá trình chuyển tiếp, bao gồm:

(1)     Việc cung cấp đào tạo kỹ năng làm việc, bao gồm cả những kỹ năng cần thiết để thể hiện năng lực trong công việc;

(2)     Việc cung cấp nhiều lựa chọn việc làm và tạo điều kiện cho các lựa chọn công việc hoặc nghề nghiệp bằng cách cung cấp nhiều trải nghiệm nghề nghiệp;

(3)     Việc thu thập và phân tích dữ liệu về những gì xảy ra với học sinh khi họ rời khỏi hệ thống trường học và bước vào thế giới của người trưởng thành;

(4)     Sự phối hợp của quá trình lập kế hoạch chuyển tiếp, bao gồm phát triển các thỏa thuận và thủ tục liên cơ quan cần thiết ở cả cấp tiểu bang và địa phương;

(5)     Việc cung cấp các chiến lược học tập hướng dẫn sẽ hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kỹ năng để cho phép họ có được văn bằng, thúc đẩy thái độ tích cực đối với cuộc sống trung học và sau trung học.

          (c)    Sự phát triển và thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp có hệ thống và theo chiều dọc bao gồm:

          (1)     Các chiến lược hướng dẫn sẽ giúp chuẩn bị cho học sinh     khuyết tật đáng kể để thực hiện chuyển tiếp thành công sang việc làm được hỗ trợ và cộng đồng;

(2)     Việc giới thiệu chương trình giáo dục nghề nghiệp và dạy nghề         ở các lớp tiểu học cho những học sinh có thể hưởng lợi từ chương trình đó.

          (d)     Tài liệu, hướng dẫn sử dụng tài nguyên và các chương trình đào tạo tại chức   để hỗ trợ sự tham gia tích cực của gia đình trong việc lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu và hoạt động liên quan đến việc chuyển tiếp;

(e)     Sự phát triển của tài nguyên và đào tạo tại chức sẽ hỗ trợ việc thực hiện lập kế hoạch chuyển tiếp cá nhân cho tất cả học sinh nhận giáo dục đặc biệt.

(f)      Sự phát triển mạng lưới địa điểm trình diễn mô hình giúp minh họa nhiều mô hình chuyển tiếp và chiến lược thực hiện;

(g)     Sự phối hợp với các chương trình chuyên ngành khác giúp phục vụ học sinh gặp rào cản để chuyển tiếp thành công;

(h)     Chương trình nghiên cứu, đánh giá và phổ biến sẽ hỗ trợ các khía cạnh chính về chương trình của dịch vụ chuyển tiếp.

Thông qua nhiều khoản tài trợ cạnh tranh, hồ sơ dự thầu, hợp đồng và các giải thưởng khác, các lĩnh vực nội dung cụ thể sẽ được phát triển với sự hợp tác của nhiều cơ quan dựa trên lĩnh vực, bao gồm các cơ quan giáo dục địa phương, khu vực chương trình giáo dục đặc biệt, văn phòng quận, tổ chức giáo dục đại học và các cơ quan đào tạo tại chức. [Cal. Ed. Code Sec. 56462.]