Menu Close

(10.7) Dịch vụ chuyển tiếp nên được viết vào IEP như thế nào?

(10.7) Dịch vụ chuyển tiếp nên được viết vào IEP như thế nào?

Cũng như các phần khác của IEP, yêu cầu chuyển tiếp không chỉ là về kỹ thuật đơn thuần. Một tòa án phát hiện ra rằng trường học chỉ cung cấp cho nhu cầu nghề nghiệp của học sinh không đáp ứng được nghĩa vụ chuyển tiếp của trường đối với học sinh đó. Trường học đó không xây dựng kế hoạch giúp học sinh “tiếp tục sống trong cuộc sống trưởng thành”. Tòa án lưu ý rằng trường học đó:

(1)     Không xác định bất kỳ mục tiêu nào cho học sinh sau khi học sinh đó rời trường;

(2)     Không thực hiện bất kỳ đánh giá chuyển tiếp nào ngoài đánh giá nghề nghiệp;

(3)     Không cung cấp “đầy đủ các dịch vụ theo dự kiến của chương trình chuyển tiếp” để chuẩn bị cho học sinh đó đón nhận cuộc sống bên ngoài trường học trong các lĩnh vực như nhu cầu cá nhân, hòa nhập cộng đồng cũng như giải trí; và

(4)     Không đáp ứng nhu cầu cá nhân, đặc biệt của học sinh và thay vào đó đặt học sinh vào một chương trình chung hiện có với các điều chỉnh nhỏ.

[East Penn School District v. Scott B., 1999 WL 178363 (E.D. Pa. 1999).]

IEP chuyển tiếp phải được “định hướng theo kết quả”. Điều này có nghĩa là các hoạt động phối hợp của chương trình chuyển tiếp do nhóm IEP xây dựng phải bao gồm các mục tiêu để chuẩn bị cho con quý vị một cuộc sống độc lập nhất có thể. Ví dụ: kết quả dành cho một học sinh có thể là công việc trong cửa hàng bán lẻ hoặc trở thành giáo viên, nhà trị liệu hoặc luật sư. Các dịch vụ cho học sinh đó cần tập trung vào việc tìm kiếm và duy trì một công việc bằng các hỗ trợ cần thiết, củng cố thói quen làm việc cơ bản, tuân thủ giờ giấc và chải chuốt gọn gàng khi làm việc cũng như phát triển các kỹ năng sống được hỗ trợ và/hoặc độc lập.