Menu Close

(3.10) Các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở rối loạn cảm xúc là gì?

(3.10) Các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt trên cơ sở rối loạn cảm xúc là gì?

Học sinh đủ điều kiện theo diện rối loạn cảm xúc nếu biểu hiện một hoặc nhiều đặc điểm sau, trong suốt một thời gian dài và có mức độ đáng kể, gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập:

  • Không có khả năng học – tình trạng không thể giải thích bằng các yếu tố về trí tuệ, cảm giác hoặc sức khỏe;
  • Không có khả năng xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ cá nhân với các bạn và giáo viên;
  • Bộc lộ những kiểu hành vi hoặc cảm xúc không phù hợp ở hoàn cảnh bình thường trong nhiều tình huống;
  • Tâm trạng chung luôn không vui hoặc u sầu; và
  • Có khuynh hướng phát triển các triệu chứng thể chất hoặc nỗi sợ hãi liên quan đến các vấn đề cá nhân hoặc vấn đề tại trường học.

             [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(4); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(4).]

Con quý vị không cần phải được chẩn đoán hoặc đáp ứng một định nghĩa về sức khỏe tâm thần lâm sàng về rối loạn cảm xúc để hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục Rối Loạn Cảm Xúc. Các tiêu chí đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt của liên bang và tiểu bang cho trường hợp rối loạn cảm xúc là những tiêu chí duy nhất mà học sinh phải đáp ứng để hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt.

Thuật ngữ “rối loạn cảm xúc” cụ thể bao gồm cả trường hợp tâm thần phân liệt, nhưng không bao gồm trường hợp học sinh là những người “có hành vi sai lệch do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố xã hội”. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(4).] Luật không đưa ra giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “có hành vi sai lệch do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố xã hội” và điều này đã gây ra mơ hồ. Hơn nữa, “rối loạn cảm xúc” không phải là một tình trạng chẩn đoán tâm thần được công nhận và học sinh không cần phải có phân loại hoặc chẩn đoán tâm thần mới hội đủ điều kiện theo diện Rối Loạn Cảm Xúc.