Menu Close

(3.12) Trẻ bị Rối Loạn Thiếu Tập Trung (Attention Deficit Disorder, ADD) hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt không?

(3.12) Trẻ bị Rối Loạn Thiếu Tập Trung (Attention Deficit Disorder, ADD) hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt không?

Có. Luật đã công nhận cụ thể ADD và ADHD là ví dụ về các tình trạng có thể hội đủ điều kiện theo danh mục “khiếm khuyết sức khỏe khác” (OHI) nếu các tiêu chí khác cho danh mục đủ điều kiện đó cũng được đáp ứng.  Định nghĩa cho OHI đã mở rộng cụm từ “sức lực, sức sống hoặc sự tỉnh táo hạn chế” để bao hàm cả “sự cảnh giác cao độ đối với các kích thích từ môi trường” và sau đó liệt kê ADD/ADHD như một ví dụ về một bệnh mãn tính có thể hội đủ điều kiện.  Tuy nhiên, chỉ đơn thuần có chẩn đoán Rối Loạn Thiếu Tập Trung hoặc Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý thì chưa đủ để học sinh đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Một nhóm IEP, sau khi tiến hành cuộc đánh giá toàn diện bắt buộc, phải xác định rằng học sinh đáp ứng một danh mục đủ điều kiện – có nghĩa là học sinh có tình trạng (như ADD/ADHD) và đồng thời, tình trạng đó phải ảnh hưởng bất lợi đến năng lực học tập của con quý vị. Học sinh bị ADD/ADHD cũng có thể hội đủ điều kiện theo danh mục “khuyết tật học tập cụ thể”, hoặc danh mục “rối loạn cảm xúc”. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(9); Cal. Ed. Code Sec. 56339(a); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(9).] Xem phần Hỏi Đáp 28 để biết thông tin về “ảnh hưởng bất lợi”.