Menu Close

(3.4) Các tiêu chí đủ điều kiện cho học sinh bị rối loạn lời nói và ngôn ngữ là gì?

(3.4) Các tiêu chí đủ điều kiện cho học sinh bị rối loạn lời nói và ngôn ngữ là gì?

Học sinh gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt nếu đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau:

  • Rối Loạn Phát Âm – làm giảm khả năng phát âm rõ tiếng của học sinh và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc giao tiếp đồng thời thu hút sự chú ý không tốt. Năng lực phát âm của học sinh phải kém hơn mức mong đợi cho độ tuổi thực tế hoặc mức độ phát triển, chứ không phải chỉ là một kiểu phát âm bị nuốt chữ bất thường;
  • Giọng Nói Bất Thường – có đặc trưng là chất lượng, cao độ hoặc độ lớn của giọng bị đều đều, có khiếm khuyết;
  • Rối Loạn Lưu Loát – mạch trò chuyện bằng lời, bao gồm cả tốc độ và nhịp điệu, gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động giao tiếp giữa học sinh và người nghe;
  • Rối Loạn Ngôn Ngữ – học sinh bị rối loạn ngôn ngữ biểu đạt hoặc rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
  1. Điểm số đạt ít nhất 1,5 độ lệch chuẩn dưới mức trung bình, hoặc dưới bách phân vị thứ bảy (thứ 7), cho mức độ theo tuổi hoặc mức độ phát triển, trên hai hoặc nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa ở một hoặc nhiều lĩnh vực phát triển ngôn ngữ sau: hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, hoặc ngữ dụng học; hoặc
  • Điểm số đạt ít nhất 1,5 độ lệch chuẩn dưới trung bình hoặc dưới bách phân vị thứ bảy (thứ 7), cho mức độ theo tuổi hoặc mức độ phát triển, trên một hoặc nhiều bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa ở một trong các lĩnh vực được liệt kê trong mục phụ (A) và thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ biểu đạt hoặc tiếp nhận không thích hợp hoặc yếu thông qua việc xác định dựa trên một mẫu ngôn ngữ tự phát hoặc được tạo ra mang tính đại diện gồm tối thiểu năm mươi (50) câu phát âm.  Mẫu ngôn ngữ phải được ghi âm hoặc chép lời ra và được phân tích và các kết quả phải được đưa vào báo cáo thẩm định. Nếu học sinh không thể tạo ra mẫu này, chuyên gia về ngôn ngữ, lời nói hoặc thính lực phải ghi lại lý do tại sao không thể thu đượcmẫu 50 câu phát âm và bối cảnh tiến hành nỗ lực lấy mẫu.

(5)     Mất Thính Lực dẫn đến rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói. [34 C.F.R. Sec. 300.8(c)(11); 5 C.C.R. Sec. 3030(b)(11).]

Trường hợp xét thấy các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa là không hợp lệ đối với học sinh, cần thực hiện xác định mức độ năng lực dự kiến bằng các cách khác.  [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B)(2).]