Menu Close

(3.13) Khuyết tật học tập cụ thể có tiêu chí đủ điều kiện và quy trình đánh giá nào?

(3.13) Khuyết tật học tập cụ thể có tiêu chí đủ điều kiện và quy trình đánh giá nào?

Khuyết tật học tập cụ thể là sự rối loạn trong một hoặc nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu hay sử dụng ngôn ngữ, dạng viết hoặc nói, có thể biểu hiện ở khiếm khuyết khả năng nghe, suy nghĩ, nói, đọc, viết, đánh vần hoặc làm toán. Các quá trình tâm lý cơ bản này bao gồm: sự chú ý, xử lý thị giác, xử lý thính giác, kỹ năng cảm nhận-vận động, các khả năng nhận thức như liên tưởng, khái niệm hóa và biểu đạt. Khuyết tật này có thể bao gồm các tình trạng như khuyết tật tri giác, tổn thương não, rối loạn chức năng não nhẹ, chứng khó đọc, chứng khó học toán, chứng khó viết và chứng mất ngôn ngữ phát triển. Khuyết tật này không bao gồm những vấn đề học tập chủ yếu do các khuyết tật thị giác, thính giác hay vận động, hoặc khuyết tật trí tuệ, hoặc rối loạn cảm xúc, hoặc do bất lợi môi trường, văn hóa hay kinh tế gây ra. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(A).] Tuy nhiên, khuyết tật học tập cụ thể bao gồm khuyết tật trong chức năng thị giác dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức thị giác hay vận động thị giác. [Cal. Ed. Code Sec. 56338.]

Danh mục hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt do khuyết tật học tập cụ thể là danh mục học sinh nhận giáo dục đặc biệt có quy mô lớn nhất và phức tạp nhất khi xét đến các yếu tố buộc phải được cân nhắc cùng với các quy trình đánh giá được các học khu sử dụng khi đưa ra sự xác định này.

Ở California, các học khu thường sử dụng yếu tố có tên gọi là “mô hình cách biệt” để xác định xem một học sinh có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không.  Theo phương pháp tiếp cận này, kết quả đánh giá phải cho thấy giữa khả năng trí tuệ và kết quả đạt được trong biểu đạt bằng lời, nghe hiểu, biểu đạt bằng văn bản, các kỹ năng đọc cơ bản, đọc hiểu, tính toán toán học hay suy luận toán học của học sinh có sự cách biệt rất lớn. [5 C.C.R. Sec. 3030(b)(10)(B).] Luật giáo dục đặc biệt liên bang cho phép các học khu sử dụng một phương pháp thẩm định khác có tên là “mô hình phản ứng với sự can thiệp dựa trên nghiên cứu, khoa học” hay “mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention – RTI)” để xác định xem học sinh có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt do khuyết tật học tập hay không. [34 C.F.R. Sec. 300.309(b).]  Luật liên bang cấm các tiểu bang yêu cầu học khu chỉ sử dụng mô hình cách biệt và yêu cầu các tiểu bang cũng phải cho phép các học khu sử dụng mô hình RTI. [34 C.F.R. Sec. 300.307(a).] Vì luật liên bang nên luật của California cho phép các trường sử dụng mô hình cách biệt hoặc mô hình RTI để xác định xem một học sinh có bị khuyết tật học tập cụ thể hay không. [Cal. Ed. Code Sec. 56337(b)-(c).] Trước khi quý vị chấp thuận cho con mình thực hiện đánh giá điều kiện tham gia giáo dục đặc biệt theo danh mục này, hãy bảo đảm rằng quý vị biết và hiểu được phương pháp sẽ được học khu tại nơi ở của quý vị sử dụng để xác định tư cách này.