Menu Close

(3.15) “Mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention, RTI)” là gì và có vai trò như thế nào trong việc xác định liệu con tôi có bị khuyết tật học tập cụ thể không?

(3.15) “Mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention, RTI)” là gì và có vai trò như thế nào trong việc xác định liệu con tôi có bị khuyết tật học tập cụ thể không?

Mô hình Phản Ứng với Sự Can Thiệp (Response to Intervention, RTI) là phương thức tiếp cận đa tầng để xác định và hỗ trợ sớm cho những học sinh có nhu cầu học tập và hành vi. Quá trình RTI này bắt đầu từ hướng dẫn chất lượng cao và sàng lọc toàn thể tất cả học sinh ở lớp học phổ thông. Theo lý tưởng, RTI là quy trình hướng dẫn và thẩm định toàn trường dùng để hỗ trợ tất cả học sinh.

RTI cũng là phương pháp thẩm định học sinh để xác định liệu học sinh có hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt theo danh mục khuyết tật học tập cụ thể hay không. Các luật liên bang và tiểu bang cho phép các học khu sử dụng mô hình RTI để cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ cho các học sinh đang gặp khó khăn ở lớp học đồng thời giúp xác định xem trẻ có đủ điều kiện tham gia chương trình giáo dục đặc biệt theo diện khuyết tật học tập cụ thể không. [34 C.F.R. Sec. 300.309(b); 34 C.F.R. Sec. 300.307; 5 C.C.R Sec. 3030(b)(10)(C)(2)(i).] RTI không được định nghĩa trong luật giáo dục đặc biệt.  Tuy nhiên, nhìn chung, các dịch vụ RTI có thể bao gồm việc tăng cường sự chú ý và giám sát, hướng dẫn nhóm nhỏ và hướng dẫn cá nhân. Giai đoạn thẩm định/hướng dẫn RTI có thể kéo dài trong vài tháng. Kể cả khi sử dụng phương pháp thẩm định RTI thì học khu đó vẫn phải tuân theo tất cả yêu cầu và thời hạn thẩm định của liên bang và tiểu bang.