Menu Close

(5.2) Luật giáo dục đặc biệt của liên bang định nghĩa các dịch vụ liên quan như thế nào?

(5.2) Luật giáo dục đặc biệt của liên bang định nghĩa các dịch vụ liên quan như thế nào?

Bộ̣ Luật Các Quy Định Liên Bang, Chương 34, Mục 300.34(a) định nghĩa các dịch vụ liên quan như sau:

Dịch vụ đưa đón và các dịch vụ phát triển, khắc phục và các dịch vụ hỗ trợ khác cần thiết nhằm giúp trẻ khuyết tật được hưởng lợi từ giáo dục đặc biệt, và bao gồm nhưng không giới hạn ở các dịch vụ thính giác và bệnh học lời nói-ngôn ngữ, dịch vụ thông dịch, dịch vụ tâm lý, liệu pháp vật lý và nghề nghiệp, giải trí, bao gồm giải trí trị liệu, xác định và thẩm định khuyết tật sớm ở trẻ em, dịch vụ tư vấn, bao gồm dịch vụ tư vấn phục hồi chức năng, định hướng và vận động, cũng như dịch vụ y tế cho mục đích chẩn đoán hoặc đánh giá.  Các dịch vụ liên quan cũng bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trường học và dịch vụ điều dưỡng tại trường học, dịch vụ công tác xã hội trong trường học, cũng như tư vấn và hướng dẫn kiến thức cho phụ huynh. Quy định tương tự định nghĩa cụ thể hơn một số dịch vụ này như sau:

 (1)    Dịch vụ thính giác bao gồm:

(a)     Xác định trẻ em bị mất thính giác;

(b)     Xác định phạm vi, bản chất và mức độ mất thính giác, bao gồm cả giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc y tế hoặc chăm sóc chuyên môn khác nhằm hỗ trợ thính giác; cung cấp các hoạt động hỗ trợ, như hỗ trợ ngôn ngữ, đào tạo thính giác, đọc khẩu hình (đọc nhìn qua môi), đánh giá thính giác và duy trì lời nói;

 (c)     Thiết lập và áp dụng các chương trình phòng ngừa mất thính giác;

(d)     Tư vấn và hướng dẫn cho trẻ em, phụ huynh và giáo viên về tình trạng mất thính giác; và

(e)     Xác định nhu cầu của trẻ em về thiết bị trợ thính dành cho nhóm và cá nhân, lựa chọn và lắp đặt công cụ hỗ trợ phù hợp và đánh giá tính hiệu quả của thiết bị trợ thính.

(2)     Dịch vụ tư vấn có nghĩa là các dịch vụ được cung cấp bởi nhân viên công tác xã hội có trình độ, nhà tâm lý học, cố vấn hướng dẫn hoặc nhân viên có trình độ khác.

(3)     Xác định và thẩm định khuyết tật sớm ở trẻ em có nghĩa là việc thực hiện một kế hoạch chính thức để xác định tình trạng khuyết tật trong cuộc sống của trẻ sớm nhất có thể.

(4)     Dịch vụ thông dịch bao gồm –

(a)     Những dịch vụ sau đây khi được sử dụng đối với trẻ bị điếc hoặc khó nghe: dịch vụ chuyển chữ bằng miệng, dịch vụ chuyển chữ ngôn ngữ bằng ký hiệu trực quan, dịch vụ thông dịch và chuyển chữ ngôn ngữ bằng ký hiệu và dịch vụ phiên âm, như thông dịch tiếp cận giao tiếp trong thời gian thực (communication access real-time translation, CART), C-Print, TypeWell; và

(b)     Dịch vụ thông dịch đặc biệt dành cho trẻ em bị điếc-mù.

(5)     Dịch vụ y tế có nghĩa là các dịch vụ được cung cấp bởi bác sĩ được cấp phép để xác định xem khuyết tật có liên quan về mặt y tế của trẻ có dẫn đến nhu cầu của trẻ về giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan hay không.

(6)     Liệu pháp nghề nghiệp có nghĩa là:

(a)  Dịch vụ được cung cấp bởi chuyên gia trị liệu nghề nghiệp có trình độ; và bao gồm:

(i)       Cải thiện, phát triển hoặc khôi phục các chức năng bị suy yếu hoặc bị mất do bệnh tật, thương tích hoặc thiếu hụt;

(ii)      Cải thiện khả năng thực hiện các công việc hoạt động độc lập nếu các chức năng bị suy yếu hoặc bị mất; và

(iii)     Thông qua can thiệp sớm, phòng ngừa tình trạng suy yếu hoặc mất chức năng ban đầu hoặc sau này.

(7)     Dịch vụ định hướng và vận động có nghĩa là:

(a)     Các dịch vụ được cung cấp cho trẻ em bị mù hoặc khiếm thị bởi nhân viên có trình độ để giúp những học sinh đó nhận được sự định hướng có hệ thống và vận động an toàn trong môi trường ở trường học, ở nhà và trong cộng đồng; và

(b)     Bao gồm dạy học sinh như sau, nếu phù hợp:

(i)       Các khái niệm không gian và môi trường, cũng như sử dụng thông tin mà các giác quan nhận được (như âm thanh, nhiệt độ và sự rung động) để thiết lập, duy trì hoặc lấy lại hướng và đường đi (ví dụ: sử dụng âm thanh của đèn giao thông để băng qua đường); 

(ii)      Sử dụng gậy dài hoặc động vật phục vụ để bổ sung các kỹ năng đi lại trực quan hoặc sử dụng như một công cụ nhằm sắp xếp môi trường an toàn cho trẻ không có đủ thị lực để đi lại;

(iii)     Để hiểu và sử dụng mức thị lực còn lại và thiết bị hỗ trợ tầm nhìn xa; và

(iv)         Các khái niệm, kỹ thuật và công cụ khác.

(8)     Tư vấn và hướng dẫn kiến thức cho phụ huynh có nghĩa là:

(a)  Giúp phụ huynh hiểu được nhu cầu đặc biệt của con họ;

(b)  Cung cấp thông tin về sự phát triển của trẻ cho phụ huynh;

       và

(c)   Giúp phụ huynh có được các kỹ năng cần thiết cho phép

       họ hỗ trợ việc thực hiện IEP hoặc IFSP của trẻ.

(9)     Vật lý trị liệu có nghĩa là các dịch vụ được cung cấp bởi 

          chuyên gia vật lý trị liệu có trình độ.

(10)   Dịch vụ tâm lý bao gồm:

(a)    Thực hiện các bài kiểm tra tâm lý và giáo dục, và các quy trình thẩm định khác;

(b)    Giải thích kết quả thẩm định;

(c)     Thu thập, tổng hợp và giải thích thông tin về hành vi và tình trạng của trẻ liên quan đến học tập;

(d)    Tham khảo ý kiến của các nhân viên khác trong việc lập kế hoạch cho chương trình của trường nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ em, được xác định bằng các bài kiểm tra tâm lý, phỏng vấn, quan sát trực tiếp và đánh giá hành vi;

(e)    Lập kế hoạch và quản lý chương trình dịch vụ tâm lý, bao gồm tư vấn tâm lý cho trẻ em và phụ huynh; và

(f)     Hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược can thiệp hành vi

     tích cực.

 (11)  Giải trí bao gồm:

(a)   Thẩm định về chức năng giải trí;

(b)  Các dịch vụ giải trí trị liệu;

(c)  Chương trình giải trí trong trường học và các cơ quan cộng đồng;

   và

(d)  Giáo dục giải trí.

(12)   Dịch vụ tư vấn phục hồi chức năng có nghĩa là các dịch vụ được cung cấp bởi nhân viên có trình độ trong các buổi họp cá nhân hoặc nhóm, trong đó tập trung vào việc phát triển nghề nghiệp, chuẩn bị việc làm, đạt được sự độc lập và hòa nhập tại nơi làm việc và cộng đồng của học sinh khuyết tật. Thuật ngữ này cũng bao gồm các dịch vụ phục hồi chức năng nghề nghiệp được cung cấp cho học sinh khuyết tật thông qua các chương trình phục hồi chức năng nghề nghiệp được tài trợ theo Đạo Luật Phục Hồi Chức Năng năm 1973 [29 U.S.C. Sec. 794, as amended.]

(13)   Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trường học và dịch vụ điều dưỡng tại trường học có nghĩa là các dịch vụ y tế được thiết kể nhằm cho phép trẻ khuyết tật nhận được Giáo Dục Công Phù Hợp Miễn Phí (Free Appropriate Public Education, FAPE) như được mô tả trong IEP của trẻ.  Dịch vụ điều dưỡng tại trường học là dịch vụ được cung cấp bởi một y tá của trường có trình độ.  Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trường học là các dịch vụ có thể được cung cấp bởi y tá của trường có trình độ hoặc người có trình độ khác.

(14)   Dịch vụ công tác xã hội trong trường học bao gồm:

(a)     Chuẩn bị hồ sơ tiền sử xã hội hoặc phát triển đối với trẻ khuyết tật;

(b)     Tư vấn nhóm và cá nhân với trẻ và gia đình;

(c)      Hợp tác với phụ huynh và những người khác về những vấn đề trong hoàn cảnh sống của trẻ (nhà, trường học và cộng đồng) có ảnh hưởng đến sự thích nghi của trẻ ở trường; 

(d)     Huy động các nguồn lực trong trường học và cộng đồng để giúp trẻ học tập hiệu quả nhất có thể trong chương trình giáo dục; và

(e)     Hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược can thiệp hành vi tích cực.

(15)   Dịch vụ bệnh học lời nói-ngôn ngữ bao gồm:

(a)     Nhận dạng trẻ em bị khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ;

(b)     Chẩn đoán và đánh giá các khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ cụ thể;

(c)      Giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc y tế hoặc chăm sóc chuyên môn khác cần thiết cho việc hỗ trợ khắc phục khiếm khuyết về lời nói hoặc ngôn ngữ;

(d)     Cung cấp các dịch vụ lời nói và ngôn ngữ để hỗ trợ khắc phục hoặc phòng ngừa khiếm khuyết giao tiếp; và

(e)     Tư vấn và hướng dẫn cho phụ huynh, trẻ em và giáo viên về khiếm khuyết lời nói và ngôn ngữ.

(16)   Dịch vụ đưa đón bao gồm:

(a)    Đưa đến và rời khỏi trường và đưa đón giữa các trường;

(b)    Đưa đến và di chuyển quanh các tòa nhà trong trường; và

(c)    Thiết bị chuyên dụng (như xe buýt, thang máy và đường dốc đặc biệt hoặc được điều chỉnh), nếu cần, để cung cấp dịch vụ đi lại đặc biệt cho trẻ khuyết tật.