Menu Close

(4.18) Thông tin nào cần xem xét ở IEP dành cho học sinh bị điếc hoặc khó nghe?

(4.18) Thông tin nào cần xem xét ở IEP dành cho học sinh bị điếc hoặc khó nghe?

Các quy định của liên bang yêu cầu nhóm IEP phải xem xét các yếu tố đặc biệt khi phát triển IEP cho học sinh. Một trong những yếu tố đó là nhu cầu giao tiếp của học sinh. Đối với một học sinh bị điếc hoặc khó nghe, nhóm IEP phải xem xét nhu cầu giao tiếp và ngôn ngữ của học sinh; cơ hội giao tiếp trực tiếp với bạn bè và nhân viên chuyên trách trong phương thức giao tiếp và ngôn ngữ của học sinh; trình độ học thuật; và đầy đủ các nhu cầu, bao gồm các cơ hội về hướng dẫn trực tiếp trong phương thức giao tiếp và ngôn ngữ của học sinh. [34 C.F. R. Sec. 300.324(a)(2)(iv); Cal. Ed. Code Sec. 56345(d).]

Ngoài ra, để xác định đâu là phương pháp giáo dục phù hợp trong môi trường ít hạn chế nhất đối với học sinh điếc khoặc khó nghe, luật tiểu bang yêu cầu nhóm IEP phải thảo luận cụ thể về nhu cầu giao tiếp của học sinh, bao gồm:

(1)  Phương thức ngôn ngữ chính của học sinh (ví dụ: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu hoặc cả hai);

(2)  Tình trạng sẵn có của bạn bè cùng ngôn ngữ có thể đạt được bằng cách hợp nhất các dịch vụ thành một chương trình toàn khu vực;

(3)  Tiếp cận ngôn ngữ liên tục với giáo viên và chuyên gia thành thạo trong phương thức ngôn ngữ của học sinh; và

(4)  Các dịch vụ cần thiết để đảm bảo hướng dẫn học thuật và hoạt động ngoại khóa có thể tiếp cận từ cộng đồng. [Cal. Ed. Code Sec. 56345(d).]

Học khu cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng máy trợ thính mà học sinh đeo ở trường và các thiết bị y tế được cấy ghép (cấy ốc tai điện tử) hoạt động “đúng cách.” Tuy nhiên, học khu không chịu trách nhiệm bảo trì sau phẫu thuật, lập trình hoặc thay thế các thiết bị này (hoặc một bộ phận bên ngoài thiết bị). [34 C.F.R. Sec. 300.113; Cal. Ed. Code Secs. 56345(d)(5)-(7).]